Monday, August 28, 2017

Ngôn Ngữ

Hành Trang Việt Ngữ:Sổ Tay Chính Tả và bộ Việt Sử Bằng Tranh

http://www.hungsuviet.us/







Mục Đích

Mục Đích


1. Tạo niềm tin cho giới trẻ VN tại Sydney hăng hái học hỏi về nguồn gốc dân tộc của mình. 

2. Tạo sự hiểu biết lịch sử Việt Nam để giới trẻ hãnh diện về thành tích oai hùng của Tổ Tiên.

3. Phổ biến tài liệu Văn Hóa, Lịch Sử đến thế hệ trẻ, nhất là giới trẻ người Úc gốc Việt, qua những hình thức: Thi, Văn, Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, Họa, Ðiêu Khắc, Tế Lễ, Thờ Phụng.... 



Phương Hướng

1. Phối hợp với các Hội Ðoàn, Ðoàn Thể trong các sinh hoạt về Hùng Sử Việt như:
Hội Đền Hùng Hải Ngoại, Hội Cựu Học Sinh, Ban Ðại Diện Các Trung Tâm Việt Ngữ tại Úc Châu và tại Hoa Kỳ, Hội Thi Việt Sử và Văn Hóa Việt Nam, Hội Nhi Đồng NSW ...

2. Từng bước giúp đỡ, hướng dẫn rồi chuyển giao công tác của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt cho các thành viên trẻ trong tương lai.

Tổ Chức - Điều Hành

1. Hội tụ các thành viên trong mọi lứa tuổi và có tinh thần tham gia mọi sinh hoạt xã hội tùy theo khả năng của các thành viên trong đường hướng duy trì văn hóa lịch sử Việt Nam và dòng dõi Lạc Hồng

2. Duy trì và phát triển ngôn ngữ Việt qua các đề tài sinh hoạt để các thành viên tự hào với chính mình: "Tôi là Người Việt Nam". Đó là niềm mong ước thiết tha của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt theo tôn chỉ: Tiếng Việt còn, nước Việt còn . 

3. Mời gọi gửi các bài viết Song ngữ giúp cho các thế hệ tiếp sau dễ dàng từng bước hoàn chỉnh hệ Ngôn Ngữ Việt song song trong giao tiếp và trong các chương trình giáo dục chính mạch . 


Chương Trình Sinh Hoạt

Trong tương lai, nếu được sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh và các ân nhân, Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Úc Châu sẽ kết hợp những bài viết giá trị để làm nơi tích trữ các bài vở làm tài liệu tham khảo góp phần vào tiến trình hoàn chỉnh Ngôn Ngữ Việt và việc học tại trường Úc, trường Việt Ngữ cuối tuần khi cần tìm hiểu về Lịch Sử và Văn Hóa Việt.


Đồng thời khi chúng tôi được sự giúp đỡ về địa điểm nhất định thì sẽ cố gắng lập thời khóa biểu để có thể tụ họp sinh hoạt lành mạnh với các thành viên mỗi tháng một lần hoặc tăng thêm thời gian trong những kỳ nghỉ học trong niên khóa.
Qua đó, chúng tôi sẽ tổ chức các lớp huấn luyện về khả năng ca múa nhạc kịch mang tinh thần nhân ái, vị tha và tình yêu quê hương nguồn cội kể cả trân quý nơi các thành viên được sinh ra rồi được nuôi dưỡng lớn lên.  Bên cạnh đó sẽ tổ chức thêm những môn thể thao hay cuộc đi dã bộ để phát triển toàn diện 
Lễ - Nghĩa –Trí -Tín trong hành xử đời thường, đến Chân -Thiện - Mỹ trong văn chương nghệ thuật.


Cố Vấn - Tham Khảo

Mr. Cao Nguyên
(Chủ nhiệm CLB Hùng Sử Việt / Miền Đông Hoa Kỳ)


(CEO - Chủ Tịch)

Tuesday, August 8, 2017

Văn Hóa

http://clbhungsuviet.blogspot.com.au/p/van-hoa.html

Văn Hóa Đông Sơn 

Trống Đồng Lạc Việt 

Trống đồng có nhiều hình dạng , nhiều thời do đó cũng nhiều mảng thông tin khác nhau, bài này viết về thông điệp trên mặt trống đồng NGỌC LŨ.

- - Mặt trống gồm 1 tâm và 3 vòng đồng tâm .
- A / - Tâm trống và vòng đồng tâm số 1 : nhân sinh quan VIỆT
người Việt là dân tộc có hiếu, chữ hiếu được nâng hẳn lên thành 1 tôn giáo : gọi là đạo ‘Hiếu’ hay đạo thờ ông –bà...,
- B /- Vòng đồng tâm thứ 2 : xướng danh dân tộc .
- Ý nghĩa thể hiện ở vòng tròn đồng tâm thứ 2 trên mặt trống đồng chính là sự tự xưng danh của chủ nhân trống đồng Ngọc lũ , dân tộc ấy chính là dòng giống Tiên –Rồng hay Lạc – Long , Tiên – Long . xác lập bởi các cặp số số (6/10) và số (8/10).
Nếu không có số 10 chỉ dùng số 6 và số 8 sẽ bị hiểu là : người nước ngoài ở phía nam và ̣đông nước ta ;
- Người Việt xưa đã thêm mẫu số 10 để nói rõ đấy là : người cùng dòng giống HÙNG thuộc chi Trung-nam và chi Trung- đông .
C /- Vòng đồng tâm thứ 3 : ước vọng Dân tộc trường tồn .
Vòng đồng tâm thứ 3 của mặt trống đồng có tổng cộng 18 cặp chim , mỗi cặp có 1 chim lớn đang tung cánh bay và 1 con chim nhỏ đang tung tăng trên mặt đất ., từng cặp như vậy nói lên sự nối tiếp liên tục hễ tre già thì măng mọc , cha mẹ già khuất núi thì con cháu lớn lên cứ như thế mà tiếp nối mãi .
Vòng đồng tâm thứ 3 trên mặt trống đồng Ngọc lũ với 18 cặp̣ chim Diệc là bản văn ngắn gọn nhưng rất rõ ràng :
“ DÂN TỘC VIỆT ĐỜI SAU NỐI ĐỜI TRƯỚC CỨ NHƯ THẾ TỒN TẠI MÃI MÃI ”
- Tới đây thì ta hiểu rõ tại sao vua Đông Hán ra lệnh cho mặt ngựa ( Mã Diện hay Viện ) tịch thu và phá hủy cho bằng hết trống đồng của người Việt .; ý đồ của chúng là biến người Việt thành đám con hoang không cội nguồn đồng thời chặt đứt ước nguyện trường tồn của dân tộc này 
- Truyền thuyết lịch sử Việt không phải chỉ có 1 chuyện ‘con rồng cháu tiên’ mà là cả 1 hệ thống những truyền thuyết tương đối hoàn chỉnh chứa đựng những thông tin của 1 thời gian dài mà ngày nay gọi là thời tiền sử , chỉ cần minh xác được 1 đọan trong cái chuỗi thông tin liên hoàn ấy cũng đủ để ta lượng gía về tính xác thực của cả hệ thống truyền thuyết lịch sử đang lưu truyền. .
- Lịch sử và văn minh Việt có liên hệ ‘máu thịt’ với dịch lý từ khi người Hán chưa đặt chân tới mảnh đất này , những trống đồng cổ nhất có đến 3000 năm tuổi đã trở thành vật chứng chắc chắn -rõ ràng nhất giúp khẳng định : Dịch lý là thành tựu trí tuệ tuyệt vời của tiền nhân người Việt ngày nay ..
 @
Trống đồng & đồ đồng phát hiện tại làng Đông Sơn (Thanh Hóa) bên bờ sông Mã, và nhiều nơi khác ở Việt Nam, được gọi chung là VĂN HÓA ĐÔNG SƠN

 Văn Hoá Đông Sơn phát triển qua bốn giai đoạn như sau: 

 1- Sơ kỳ đồ đồng – Giai đoạn Phùng Nguyên cách nay khoảng 4000 năm 

2- Trung kỳ đồ đồng – Giai đoạn Đồng Đậu cách nay khoảng 3500-3000 năm 
3- Hậu kỳ đồ đồng - Giai đoạn Gò Mun cách nay khoảng 3000 năm. 
4- Cuối cùng là giai đoạn Ðông Sơn thuộc sơ kỳ đồ sắt, cách nay khoảng từ trên dưới 2000 năm đến 2800 năm. 
5- Sơ kỳ đồ sắt – cách nay khoảng 200 – 2800 năm. 

 Trống Đồng Đông Sơn dùng làm nhạc cụ trong các buổi lễ hay thúc quân ra trận, tìm thấy tại nhiều nơi như Thanh Hóa, Hà Đông, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam, Hà Nội, Hoà Bình, Kiến An, Nam Định, Lào Cai, Sơn Tây, Yên Bái, Hải Dương, Nghệ An, Thủ Dầu Một, Kontum. 


Ngoài trống đồng, các nhà khảo cổ còn phát hiện rất nhiều đồ dùng, dụng cụ bằng đồng thuộc về thời kỳ Đông Sơn 

Ngoài Việt Nam, trống đồng còn tìm thấy tại Trung Hoa (Vân Nam, Quế Châu, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Quảng Đông). Tại Cam bốt, Lào, Thái Lan, Miến Điện, MãLai, Nam Dương cũng thấy nhiều trống đồng cổ. Ngày nay Thái Lan, Lào và người Mường (Việt Nam) vẫn còn dùng trống đồng. Các trống tìm thấy tại Ngọc Lũ, Hoà Bình, và Hoàng Hạ rất đẹp.

Theo bảng phân loại của ông Franz Heger, trống đồng Đông Sơn như trống Ngọc Lũ (chùa Đọi hay Long Đội Sơn, làng Ngọc Lũ, tỉnh Hà Nam), trống Sông Đà, trống Hoàng Hạ (Hà Đông) … thuộc loại Heger I (loại cổ nhất trong 4 hạng của bảng xếp loại). 


Trống Đồng Ngọc Lũ: Tìm thấy ở chùa Đọi làng Ngọc Lũ (Hà Nam) vào năm 1901 (1903?). Trống cao 0,63 mét (1.8 ft), đường kính mặt trống 0,86 mét (2.5 ft), được trang trí bằng các hình chạm sâu xuống cả trên mặt trống lẫn tang trống. Trống có hình dáng cân đối gồm 3 phần hài hoà: tang phình, thân thon, đế choãi. Mặt trống hơi tràn ra ngoài tang một ít tạo thành đường gờ nổi giữa mặt và tang trống. Gắn vào tang và phân giữa thân trống là 4 chiếc quai chia thành hai cặp ở hai phía, trang trí văn bện thừng. Chính giữa mặt trống là hình mặt trời (hay ngôi sao) chiếu ra 14 tia sáng. Chung quanh mặt trời là 16 vòng tròn đồng tâm có trang trí bằng nhiều hình kỷ hà hay hình vẽ khác nhau. Giữa vòng thứ 5 và thứ 6 có khắc hình 2 căn nhà mái cong, có sàn, trong có người tóc dài ngồi. Trước nhà là 4 dàn trống và đoàn vũ nhạc nhảy múa, thổi khèn. Sau nhà có 2 người đang giã gạo. Xen kẽ với 2 nhà sàn trên là 2 nhà sàn mái tròn trong có người cầm kiếm. Trên tang trống, phần phình ra có khắc hình thuyền trên có những người cầm lao, kiếm, cung, đang chuẩn bị chiến đấu, hoặc đang nhảy múa hoặc chèo thuyền. Trên phần thẳng đứng có những đường trang trí kỷ hà thẳng đứng hay nằm ngang đóng khung lấy những hình người cầm rìu và lá chắn. (Trích VietShare.com & Lê Văn Hảo, hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước- Chim Việt Cành Nam) 


Trống Đồng Hoàng Hạ : tìm thấy ở làng Hoàng Hạ (Hà Đông), cao 0,615 mét (1.84 ft) và đường kính mặt trống là 0,78 mét (2.3 ft). Mặt trống đồng Hoàng Hạ cũng trang trí bằng các vòng tròn đồng tâm trong đó có khắc hình nhà sàn, người, chim bay. Tang trống chỗ phình ra cũng khắc hình thuyền.Trước nhà này có một người tay phải cầm kiếm, tay trái cầm một con chim. Sau nhà là một đoàn võ sĩ cầm lao, cầm kiếm đang múa. Giữa vòng thứ 7 và thứ 8 có chạm hình 2 đàn hươu (10 con mỗi đàn) và xen kẽ với 2 đàn chim đang bay (mỗi đàn 8 con). Giữa vòng thứ 8 và thứ 9 có khắc 18 con chim mỏ dài đang bay, xen kẽ với 18 con chim đang đậu dưới đất.  Các nhân vật trên thuyền tương tự như ở trống Ngọc Lũ, nhưng thứ tự bố trí hơi thay đổi một chút. Các trống đồng tìm thấy ở Hoa Nam, Lào, Cam bốt, Mã Lai tuy về hình thức (hình dáng và trang trí) có giống trống đồng Lạc Việt, nhưng những nét chạm trổ còn thô sơ vô cùng. Có thể đấy chỉ là những trống bắt chước trống Lạc Việt một cách vụng về mà thôi. (Trích VietShare.com) 


Vương Sinh sưu tầm



Nguồn:


http://www.hungsuviet.us/lichsu/Trongdongvuongsinh.html

Sinh Hoạt


 Các em thuộc nhóm Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt lần đầu tiên sẽ tham gia chương trình văn nghệ trong ngày Nhớ Ơn Cha 2017  

Liên Kết

Hùng Sử Việt Cali

http://www.hungsuviet.us/index.html




Hùng Sử Việt - Miền Đông Hoa Kỳ

http://clbhungsuviet.blogspot.com.au/

Lịch Sử


Lý Thường Kiệt



Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Ông có tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính đổi sang họ Lý nên có tên là Lý Thường Kiệt. 


Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ. Ngô An Ngữ có công với triều Lý và tuẫn quốc, chẳng bao lâu sau thì vợ ông, bà Hàn Diệu Chi cũng qua đời. Do cha mẹ mất sớm nên hai đứa con còn nhỏ của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. 

Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. 

Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là cháu gọi bà Ngô Thuần Trúc, bằng cô. Ngô Thuần Trúc là phu nhân của tướng Tạ Đức Sơn, người giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. 

Lý Thường Kiệt cũng còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.


Trong đời, ông đã từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng. Trước tiên là chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Lý Nhật Tôn ở Đông cung, tức vua Lý Thánh Tông sau này. Sau khi bị hoạn, ông được cho giữ chức Hoàng môn chi hậu, rồi được thăng đến chức Nội thị sảnh đô tri, sau được cho giữ chức Đình Uý sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Năm 1042, vua Lý Thái Tông giao cho ông cùng với một số đại thần soạn thảo bộ Luật “Hình thư”, bộ luật này được xem là bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.

Đến đời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng đến chức Thái bảo, sau đó do lập được nhiều chiến công trong trận đánh với Chiêm Thành nên ông được phong chức phụ quốc Thái phó, tước Khai Quốc công. Đến tháng 8 năm 1075 ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Đến khi mất, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.


Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập phải kể đến trận đánh Tống kinh thiên động địa cuối năm 1075. Trận đánh này do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân Đại Việt vượt biên giới phía bắc đánh các châu phía nam của nhà Tống như: Khâm, Liêm và Ung châu (28) nhằm phá huỷ đường xá, cầu cống, các kho lương thực và vũ khí mà Tống tích trữ để chuẩn bị đánh Đại Việt. 

Đây là kế hoạch của Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch. Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý,Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại Việt rút về nước.

Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh Tống trong trận này như sau:



Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng


Hoặc là:


Đem chuông đi đánh xứ người

Chẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danh



Chiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cùng 12 tướng đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch.

Các lần cầm quân đánh quân Chiêm phải kể đến trận chiến năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chiêm là Chế Củ và các tôn thất, sau đó Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Tháng 10 năm 1103, mặc dù tuổi cao nhưng Lý Thường Kiệt đã xin vua cho đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu nổi lên làm phản. 



Năm 1104, ở tuổi 85 nhưng Lý Thường Kiệt vẫn còn cầm quân trực tiếp đi đánh Chiêm Thành khi vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu do Chế Củ đã dâng cho Đại Việt để chuộc tội trước đây. Lý Thường Kiệt đã đánh thắng trận này, buộc Chế Ma Na phải nộp lại vùng đất đó cho Đại Việt.

*****************************************************************************************************************************

Lý Thường Kiệt was born into a Ngô family in Thăng Long Hanoi, the capital of Đại Việt (ancient Vietnam). His real name was Ngô Tuấn. His father was a low-ranking military officer. In 1036, he served the Emperor as a cavalry captain and later the commander of the imperial guard. Because of his demonstrated bravery, intelligence and loyalty, he was granted a royal name, Lý Thường Kiệt, and given an important position in the Court.
In 1075, Chancellor Wang Anshi of China under the Song Dynasty told Emperor Shenzong that Đại Việt was being weakened by Champa and was an easy pick for a Chinese take-over. With less than ten thousand soldiers remaining, so argued Wang, Đại Việt would be in a vulnerable position, and it would be a great opportunity for China to annex its age-old enemy. In response, Shenzong mobilized troops and passed decrees which forbade all of China's provinces to trade with Đại Việt, in effect imposing an embargo on the country in the same way that the United States would do nine centuries later. Upon hearing this, the Lý ruler sent Lý Thường Kiệt and Nùng Tôn Đản with more than 100,000 troops to China to carry out a pre-emptive attack against the Song Dynasty. In the ensuing 40-day battle near modern-day Nanning, Đại Việt troops were victorious, capturing the generals of three Song armies.
In 1076, the Song formed an alliance with the other enemies of Dai Viet, Champa and the Khmer Empire and all three sent troops to invade Đại Việt. Đại Việt Emperor Lý Nhân Tông again sent General Lý Thường Kiệt to lead his forces. Being one of the many great military strategists of Vietnam, Lý Thường Kiệt placed spikes under the Như Nguyệt riverbed before tricking Song troops into the death trap, killing more than 1,000 Chinese soldiers and sailors and forcing the rest of Chinese forces to retreat.
Those two significant Vietnamese victories over the Song ceased the latter's attempts to extend south.
After the victory against the Song, Lý Thường Kiệt also led a Vietnamese army to invade Champa twice, with both invasions being successful.
Lý Thường Kiệt is regarded as one of the national heroes of Vietnam.
He died in 1105 at the age of 86.

Over Mountains and Rivers of the South, reigns the Emperor of the South
As it stands written forever in the Book of Heaven
How dare those barbarians invade our land?
Your armies, without pity, will be annihilated.

Nhân Quyền


* Các em thuộc nhóm Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt - Sydney 
Sẽ:           tham gia trình diễn văn nghệ  

Trong:    
            Lễ Khai Mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới vì Nhân Quyền: Việt Nam - Con Đương Nhân Bản
Tại:                 Wesley Conference Centre 

Vào:               Thứ Năm, 7/9/2017 

Lúc:                6:30 tối 





The International Youth Conference entitled “Vietnam: Pathway to Humanity”, which will be held from the 7th to the 10th of September, 2017, at Fairmont Resort, Blue Mountains, NSW, Australia.


The conference will begin with the grand opening ceremony to be held at the Wesley Conference Centre on Thursday night, the 7th of September, 2017.

Each of the 3 days will have its own theme:

* Day 1: Current status of freedom, democracy & human rights in Vietnam today

* Day 2: Progress of various political/social movements within Vietnam & abroad

* Day 3: Preparation and ideals for collective contribution towards real change


Each of the topics will be delivered by world renown pro-democracy activists / campaigners / speakers with extensive human rights experience in Vietnam and other countries.


This conference is a great opportunity for all delegates to meet like-minded individuals and to share their aspirations & ideals in a fun and meaningful environment.


After this conference, you will have a deeper understanding of the human rights situation in Vietnam. We also hope that your memories of the International Youth Conference will prove to be as indomitable as your spirit. Together we share an unshakeable commitment to the humanitarian path of our country, Vietnam.


Teresa Trần Kiều Ngọc

Head of the Organising Committee


VI PHẠM NHÂN QUYỀN 


Mistreatment and Injustices

Đất nước Việt Nam suốt 42 năm qua có nhan nhản những bất công hội. Công an nhiều hơn bác . Đảng viên nhiều hơn thầygiáo. Cán bộ cai trị nhiều hơn nhân viên hội.
Thử hỏi bạn sẽ phải sống thế nào?
Bạn trẻ thân mến!
Dù bạn đang sống ở đâu … một đất nước tự do, tiên tiến … hay đang trong lao nhỏ, lớn … hoặc ở một đất nước nghèo nàn, lạc hậu ...


ở đâu chúng ta cũng không thể làm ngơ trước những bất công này.

Over the past 42 years, There are many social injustice cases in Vietnam. Police more than doctors. Communist party members are more than teachers. Cadres rule more than social workers.
How will you live?
Dear young people!
 
Wherever you live … a freedom and rich country or in a big / small prison in a poor country
Wherever we live we can not ignore these injustices.

Freedom of speech being oppressed
Journalists, Human Rights Activits and musicians are silences and imprisoned

Quyền này thể hiện sự khác biệt giữa chế độ dân chủ chếđộ độc tài.

- Với chếđộ dân chủ, con người quyền nói ra những suy nghĩ của mình vẫn cảm thấy yên tâm sẽ không bị đe dọa hay bắt bớ, trong khi đó, ở chế độ độc tài, con người không dám nói ra những suy nghĩ thật của mình

- Tự do ngôn luận  quyền tự nhiên của con người.

Xã Hội

Tâm Thư về cờ Vàng



 “ Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh, Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình,
“Tôi Yêu Tiếng Nước Tôi... từ thuở còn nằm nôi...”

Những lời ca đánh động tâm thức những người Việt sống xa quê hương, luôn mong muốn giữ gìn tiếng nói của Mẹ như giữ gìn mạch sống thiêng liêng của giống nòi Lạc Long trong đời sống của con cháu qua chương trình giáo dục tại các trường học bên ngoài Việt Nam. 

Song hành với việc giữ gìn ngôn ngữ là việc bảo tồn nền văn hóa và đạo đức truyền thống Việt Nam. Sống bác ái, biết hy sinh bản thân mình vì mọi người, biết thương yêu chăm sóc ai yếu đau và nghèo khó hơn mình. Mỗi người một chút tấm lòng, từng cánh tay nối liền tạo thành vòng nối lớn cùng những người Việt Nam với nhau từ nơi này đến nơi khác, từ nhà trường ra xã hội, từ hải ngoại về quê nhà.

Là một thành viên nhỏ nhoi trong môi trường giáo dục, chúng tôi càng thấy nhiều vấn đề quan trọng và cần thiết hơn, nhưng nhiều khi cảm thấy bế tắc khi chưa thực hiện được tâm nguyện.

Như chúng tôi luôn trăn trở với một sứ mệnh là một người con Việt Nam sinh ra và lớn lên dưới một nền Dân Chủ – Tự Do – Nhân Quyền mà lá cờ Vàng 3 sọc đỏ là biểu tượng cho Cha và Ông của chúng tôi. Như những người đã bỏ quê hương từ giã gia đình ra đi tìm lẽ sống nơi xứ người, mang trong lòng chân lý tìm sự sống tốt đẹp như màu cờ đã dạy cho chúng tôi về ý thức quốc gia dân tộc, không bao giờ được quên quê hương nguồn cội của chính mình.

Những trăn trở về Cờ Vàng và Cờ Đỏ trong môi trường giáo dục Việt – Úc của chúng ta ...

Mỗi Tháng Tư về, thêm một lần nữa gợi lại ngày Quốc Tang, như Ngày Giỗ trong chính mỗi gia đình đã sống dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, tưởng nhớ lại người thân đã mất. Bản thân chúng tôi tưởng nhớ về lá cờ Vàng một biểu tượng cho ý thức hệ và tự hào: TÔI LÀ AI nơi xứ người? Chúng tôi không thù hận, không gọi là Quốc Hận, vì lẽ đó là Chiến Tranh. Một hậu quả tất nhiên của những tan vỡ, chia lìa, điều tất yếu phải xảy ra bất đắc dĩ khi mà Dân Tộc tôi không hiểu được câu nói của tiền nhân ...
"Anh em như thể tay chân, gà cùng một Mẹ chớ hoài đá nhau”!

Buồn! ! !

Nhưng xót xa hơn cả khi chúng tôi biết được có nhiều vị mang trọng trách trong vai trò làm người hướng dẫn tinh thần trí tuệ cho thế hệ tương lai, nhưng đã ngập ngừng trong việc minh định TÔI LÀ AI? Bối rối đối ứng khi học sinh hỏi về lá cờ của dân tộc: Chọn cờ Đỏ sao vàng hay cờ Vàng ba sọc đỏ? Sự trả lời không dứt khoát của phụ huynh và thầy cô chính vì không giải thích cho con cháu hiểu rõ ý nghĩa của mỗi màu cờ, ý nghĩa của sự bỏ nước ra đi tìm tự do.

Thật là đau lòng!

Tại sao chúng ta không thể thoát khỏi sự sợ hãi này và hãy sống đúng chân lý và mục tiêu khi chúng ta ra đi?
Có phải chúng ta quá bảo thủ với cuộc sống đầy đủ cho bản thân và gia đình minh?

Riêng cá nhân chúng tôi, mong rằng chính mình hãy sống đúng với nguồn tâm thức dân tộc. Muốn nói lên sự thật cho thế hệ trẻ, cho con cháu mình hiểu những điều tốt và những điều xấu của cả 2 chính thể Cộng Hòa và Cộng Sản.

Thiết nghĩ mỗi người cần giải thích cho con cháu chúng ta hiểu biết về:
- Chế độ Cộng Hòa của chúng ta tốt đẹp như thế nào?
- Chế độ Cộng Sản có những hành động gì xấu trong quá khứ và hiện nay?

Khi ý thức được đúng sai, tốt xấu của mỗi chế độ, con cháu chúng ta tự biết phải làm gì để tiếp tục tự hào với Lá Cờ biểu tượng cho sự có mặt của các em tại hải ngoại.

Các em phải làm gì để tự sửa sai những điều trong quá khứ? Và cũng chính các em sẽ nhận thức được đảng cộng sản Việt Nam đã và đang làm những việc đúng hay sai mà các em có thể nghe thấy trên các phương tiện truyền thông không còn một chiều như xưa nữa.

Có thể tin nơi các em. Các em có thể hiểu được sự đúng hay sai khi chọn màu cờ, nếu chính cha mẹ cũng là những người thầy đầu tiên hướng dẫn cho các em biết, theo từng mức độ trưởng thành và thấu hiểu của từng em.

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao”

Ông bà ta đã dạy như thế. Chúng tôi mong rằng những người còn YÊU QUÊ TÔI, YÊU ĐỒNG BÀO TÔI, YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI .. và Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt ở NSW cùng hợp tâm suy nghĩ tìm ra một phương hướng tạo niềm tin vào một Ý THỨC HỆ vững mạnh để tôn trọng và tự hào với Lá Cờ Vàng như là căn cước của người tị nạn nơi xứ người.

Hơn nữa, chúng ta nên có tiếng nói của chúng ta với Bộ Giáo Dục NSW cũng như cộng đồng chính mạch biết để họ đồng ý quan điểm dạy cho học sinh Việt – Úc về ý nghĩa của lá cờ Vàng làm biểu tượng cho nguồn cội của các em học sinh Việt – Úc.

Ngay tại Nước Úc nói chung và Thành phố Bankstown và Fairfield nói riêng, Cờ Vàng đã được công nhận thì tại sao chính hàng ngũ giáo viên và phụ huynh ở NSW lại chối từ điều này?

Từ biểu tượng cờ Vàng, con em của chúng ta sẽ biết yêu quê hương, biết thương đồng bào Việt Nam đang phải sống trong một chế độ không có nền tảng nhân bản như các em đang được hưởng nơi xứ người. Khi trưởng thành, các em sẽ dấn thân vào việc phục hưng nền Tự Do Dân Chủ và Văn Hóa Nhân Bản cho quê hương nguồn cội của mình.

Chân thành biết ơn sự hồi đáp nhiệt tình với tấm lòng mở rộng của quí vị.
Trân trọng,

Hoàng Lan

Hình sưu tầm trên mạng
Nguồn fb: Hoàng Lan