Saturday, September 30, 2017

Tâm Tình Cùng Tuổi Trẻ Trần Trung Đạo






Bài 59: TÂM TÌNH CÙNG TUỔI TRẺ

TRẦN TRUNG ĐẠO·SATURDAY, SEPTEMBER 30, 2017


Sáng 2 tháng 7, 2004, tôi được ban tổ chức đại hội sinh viên Bắc Mỹ mời đến nói chuyện với các bạn trẻ đại diện của khoảng 50 tổ chức thanh niên sinh viên Hoa Kỳ và Canada về tham dự đại hội lần thứ nhất, được tổ chức đại học Emerson, thành phố Boston. 


Trong buổi sáng tâm tình đó, tôi có dịp chia sẻ niềm vui khi biết các em đã trưởng thành. Sự trưởng thành của các em, không chỉ chứng tỏ một cách đơn giản bằng tiếng hô "Tôi Là Người Việt Nam" nhưng bằng việc theo dõi công việc các em đã và đang làm. Tôi sung sướng tự nhủ, những nhánh sông, những con nước trôi lạc loài trên biển ngày nào đang trên đường trở về nguồn cội.

Nếu chúng ta xuống khu người Ý để hỏi một thanh niên Mỹ gốc Ý anh là ai, chắc chắn sẽ anh sẽ trả lời rất gọn "Tôi là người Mỹ." Tương tự, nếu chúng ta qua khu người Đức để hỏi một phụ nữ Mỹ gốc Đức chị là ai, chị cũng sẽ trả lời "Tôi là người Mỹ." Nhưng một cô bé Việt Nam ở Atlanta đã trả lời với chúng tôi em là người Việt Nam. Em nói một cách chân thành. 

Các em là người Việt Nam và hãnh diện là người Việt Nam, dù đa số các em có mặt đã sinh ra tại hải ngoại, và thậm chí có em chưa bao giờ đặt chân lên đất nước Việt Nam. Tôi xúc động khi biết nhiều em đã dành suốt mùa hè để học tiếng Việt. Nhiều em lo lắng không biết bao giờ mới có đủ khả năng tiếng Việt để đọc được Kiều. Nhiều em phân vân không biết các tác phẩm về chiến tranh Việt Nam do các tác giả ngoại quốc viết có phản ảnh trung thực và khách quan cuộc chiến Việt Nam hay không. 

Nghe các em nói, tôi cảm thấy trách nhiệm đè nặng trên vai mình.

Qua nhiều lần tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi hiểu được rằng, trong các thế hệ Việt Nam tỵ nạn, thế hệ của chúng tôi có nhiều may mắn nhất. Trong thời kỳ chiến tranh đẫm máu, chúng tôi còn ngồi trong trường trung học hay một, hai năm đầu đại học. Trong thời kỳ đói khổ sau 1975, chúng tôi đã vào tuổi hai mươi và có khả năng bương chải qua ngày. Khi đặt chân sang nước ngoài, chúng tôi lại là thế hệ sở hữu những kinh nghiệm sống cần thiết để đương đầu với những khó khăn trong đời sống mới và có số vốn liếng Việt ngữ, tuy khiêm tốn nhưng cũng tạm đủ để tiếp tục học hỏi và duy trì văn hóa Việt. 

Các em thì không. 

Tuổi thơ của các em được ru, không phải bằng những câu ầu ơ ví dầu thân thương tha thiết nhưng là các chương trình truyền hình Mister Rogers' Neighborhood, bằng Sesame Street, Mickey Mouse. Thế nhưng các em đã ngồi lại với nhau, học hỏi lẫn nhau, tìm cách giúp đỡ cho nhau và cho quê hương của cha mẹ em đang cần được giúp. 

Điều đó cho thấy, tình yêu nước Việt là một thôi thúc kỳ diệu, không đơn giản được xác định bằng tấm giấy khai sinh, bằng quốc tịch nhưng bằng máu huyết luân lưu suốt mấy nghìn năm, bằng đời sống và giáo dục gia đình, bằng truyền thống và tập tục văn hóa đã không ngừng được duy trì và phát triển tại hải ngoại. Đặc tính kế thừa và gắn bó với quê cha đất tổ đó rất khó tìm thấy trong cộng đồng của một sắc dân nào khác.

Một bằng chứng rất hùng hồn và dễ thương mà tôi chứng kiến cũng trong ngày đại hội là cách trả lời của một thí sinh trong giải Hoa Hậu Nhân Ái, một tiết mục giải trí bên cạnh chương trình đại hội. Chúng tôi đặt câu hỏi tại chỗ và hoàn toàn bất ngờ cho các thí sinh.

Câu hỏi thế này: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống trên đời, em sẽ làm gì trong 24 giờ đó?" 

Và đây là nguyên văn câu trả lời của thí sinh trúng giải: "Nếu em chỉ có 24 giờ để sống, em sẽ dành 24 giờ đó cho ba mẹ em. Em sẽ thưa với ba mẹ em rằng em cám ơn ba mẹ đã sinh em ra, đã trải qua nhiều cực khổ từ những ngày mới đặt chân đến Mỹ để nuôi em nên người như ngày hôm nay. Em có một đứa em, nếu còn thời gian em sẽ dành cho nó, dặn dò nó chăm lo học hành, có hiếu với ba mẹ và thay em chăm sóc ba mẹ trong tuổi già." 

Cô bé đứng trên khán đài cao, nhìn xuống ba mẹ em ở dưới, vừa trả lời vừa rưng rưng nước mắt, tưởng chừng 24 giờ tới đây em sẽ ra đi thật.
Em có thể đã có người yêu. Em có thể đã có hàng trăm nhu cầu, ham muốn khác của tuổi mười tám, hai mươi. Nhưng không, cuối cùng em chỉ muốn trở về với nơi em đã sinh ra. Ý thức về nguồn, qua câu trả lời không chuẩn bị trước nhưng rất tự nhiên, chân thành bằng tiếng Việt, đã cho thấy sức sống kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của văn hóa dân tộc Việt Nam như một dòng sông dài, có lúc trôi êm ả và cũng có lúc phải vượt qua nhiều ghềnh đá cheo leo, nhưng chưa bao giờ gián đoạn.


Câu nói "Tôi là người Việt Nam" thoạt nghe qua rất đơn giản, ai cũng có thể nói được, người Việt Nam nào, dù trong nước hay đang sống ở ngoài nước, cũng có thể nói như thế. Nếu chúng ta hỏi một em du học sinh từ trong nước vừa ra đến hải ngoại, em sẽ trả lời một cách hãnh diện "Tôi là người Việt Nam" và tương tự nếu chúng ta hỏi một sinh viên Việt Nam lớn lên ở Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Úc hay xứ nào khác, em cũng sẽ vui sướng trả lời "Em là người Việt Nam." 

Tuy nhiên nếu chúng ta hỏi tiếp "Việt Nam của em là Việt Nam nào?" thái độ, phản ứng và cách trả lời của mỗi em sẽ khác.

Em sinh viên ở hải ngoại sẽ ngập ngừng, vì trước hết, em không thể tin được trên thế giới này có thể có hơn một nước Việt Nam.

Nước Việt Nam duy nhất mà em biết là một dân tộc tuy có lịch sử anh hùng, bất khuất, có tinh thần tự chủ cao độ, truyền thống giáo dục gia đình tốt đẹp nhưng hiện nay đã trở thành lạc hậu. 

Việt Nam mà em biết là quốc gia có lợi tức đầu người thấp xa so với nhiều quốc gia kém phát triển khác ở Châu Phi, và với một nền kinh tế sống nhờ vào khu vực nông nghiệp và dịch vụ. 

Việt Nam mà em biết là quốc gia có những người lãnh đạo đất nước già nua, độc tài, cực đoan, bảo thủ ngồi trên ghế quyền lực tròn nửa thế kỷ nhưng vẫn còn muốn duy trì quyền chuyên chế ngay cả trong lúc đang nằm trên giường bịnh chờ chết. 

Việt Nam mà các em biết là một trong năm nước trên thế giới vẫn tiếp tục bám vào chủ nghĩa Cộng Sản, một ý thức hệ một thời bành trướng nhờ vào chiến tranh, đấu tố, ám sát, hiện nay đã lùi xa vào quá khứ con người.
Việt Nam mà các em biết là quốc gia có hàng trăm ngàn phụ nữ chỉ vì chén cơm manh áo mà phải bán thân lưu lạc xứ người, bị đánh đập, xô đuổi, ném ra đường phố như những nô lệ tình dục thời Trung Cổ.

Việt Nam mà các em biết là quốc gia hai phần ba trong tuổi thanh niên nhưng đa số không có sức sống, không có hoài bão cho tương lai của đời mình và cho đất nước mình, sống trong chờ đợi một bình minh chưa đến và có thể sẽ không bao giờ đến trong đời họ. 

Tóm lại, Việt Nam mà thế hệ trẻ ở hải ngoại biết là một dân tộc đáng yêu nhưng cũng là quốc gia đang cần một cuộc thay đổi toàn diện để hy vọng có thể hội nhập vào dòng tiến hóa của loài người.

Trái lại với một Việt Nam bi thảm đó, đối với đa số các em du học sinh từ trong nước mới sang hay đang ngồi trong trường đại học tại Việt Nam, Việt Nam mà các em được dạy là "xứ sở của anh hùng, độc lập, tự do, hạnh phúc, một đất nước, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã liên tục đánh gục ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật và Mỹ. Cả thế giới nghiêng mình kính phục khi nghe nhắc đến hai chữ Việt Nam." 

Nói chung, ý thức của các em là bản sao của một bài hát tuyên truyền được lặp đi lặp lại suốt mấy chục năm qua, nhiều đến nỗi đã trở thành tự nhiên như một đặc tính bẩm sinh. 

Thật khó có thể tin được, giữa lúc cả nước chìm trong nạn đói của những năm sau 1975, trong đó hàng triệu người dân bị đày đi kinh tế mới, hàng triệu người không có ngay cả mỗi ngày chén cháo để ăn, nhưng trên các loa phóng thanh đầu làng cuối phố, người dân Việt Nam vẫn sáng chiều hai buổi nghe toàn là những thành quả vượt chỉ tiêu, những khẩu hiệu đầy hứa hẹn. 

Khi nói đến tình trạng vong thân trí thức trong giới trẻ Việt Nam, tôi không có ý cho rằng tất cả thế hệ trẻ Việt Nam đều đánh mất quê hương trên chính quê hương mình, đều ngoảnh mặt làm ngơ trước sự chịu đựng của cha mẹ và bà con thân thuộc mình. Không. Trên kẽ đá hẹp giữa lòng núi, dù cheo leo nguy hiểm, dù gai góc bao nhiêu vẫn mọc lên những bông hoa rừng tuyệt mỹ. 

Đất nước chúng ta cũng thế. Lịch sử đã chứng minh, thời đại nào người yêu nước cũng đông hơn kẻ phản dân hại nước. Trong cơn lũ độc tài áp bức kéo dài mấy chục năm qua, những búp măng non vẫn cố vươn mình lên. Nhiều khuôn mặt trẻ can đảm vẫn còn sáng suốt, bằng nhiều cách khác nhau, đang cố đánh thức thế hệ họ, đồng bào họ đang chìm trong cơn mê dài. 

Thành phố nơi tôi ở là thành phố đại học nên tôi có cơ hội gặp khá nhiều sinh viên từ trong nước sang. Trong những lần gặp gỡ đó, có khi tôi cũng nghe vài em nói về một "Bác Hồ anh minh và vĩ đại", nghe các em đọc dăm bài thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên đầy sắc máu hận thù, và cũng có khi nghe các em nói lên niềm hãnh diện về nước Việt Nam, nơi đó, cái gì cũng vượt trên tầm thời đại. Bạn bè tôi, nhiều người cảm thấy khó chịu, đứng dậy đi ra, một số khác e ngại và từ đó tìm cách tránh xa, nhưng tôi thì không. Tôi ngồi lại.

Tôi ngồi lại và kiên nhẫn chờ đợi một cơ hội để nói với em những điều em chưa hề được nghe, cơ hội để mang các em về với thực tế đầy đau xót của đất nước, về với cái chung của anh em chúng tôi đang bị chìm khuất phía sau đám mây đen vong bản. 

Tôi ở lại với các em vì tôi thật sự không tin những điều các em nói phát xuất từ trái tim trong sáng Việt Nam hay những bài thơ các em đọc phát xuất từ tâm hồn đầy ắp thi ca và nhân bản Việt Nam. 

Ý thức của các em khi sinh ra giống như một tờ giấy trắng, đảng Cộng Sản vẽ lên đó hình gì, sẽ hiện lên hình đó, chế độ độc tài sơn lên màu gì, sẽ hiện ra màu đó. Trách nhiệm lương tâm và đạo đức của những ai còn nghĩ đến tương lai dân tộc, không phải xé bỏ tờ giấy đó đi nhưng chỉ nên xóa đi màu đỏ của hận thù, xóa bỏ bức hình độc ác trong tâm thức của các em. Nếu làm được vậy, tấm giấy kia vẫn sẽ là tấm giấy Việt Nam. Thay vì đẩy các em về phía bóng tối, hãy giúp các em đi về phía ánh sáng của tình đồng bào, tình đất nước.

Tôi muốn nói với các em về một nước Việt Nam mà có thể các em chưa biết, một Việt Nam đang bị bỏ rơi tận đàng sau đuôi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật không ngừng của nhân loại. Thế giới mà các em đang đối diện không phải là thế giới mà các em đã học ở trong nước. 

Sau 1975, những nhà lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam tự mãn với hào quang chiến thắng của họ đến nỗi trở nên cô lập với thế giới bên ngoài. Hậu quả của căn bịnh kiêu căng đầy hoang tưởng đó là một Việt Nam suy thoái về mọi phương diện. 

Tôi muốn nói với các em về lòng yêu nước, một đức tính vô cùng cao quý và đáng ca ngợi của dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãnh diện với truyền thống yêu nước và tinh thần tự chủ đã được may mắn kế thừa từ tổ tiên suốt bốn ngàn năm lịch sử. Nếu không nhờ tinh thần đó thì ngày nay Việt Nam không phải là nước Việt Nam mà là tỉnh Việt Nam, giống như tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây hay đã chịu chung số phận của Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng. Nhưng yêu nước là một tình yêu cần được soi sáng và hướng dẫn bằng trí tuệ chứ không phải là một thứ tình yêu cực đoan và mù quáng. 

Hãy nhìn lại cuộc đấu tranh chống Thực Dân Pháp đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam. Trong cuộc đấu tranh đó, không phải chỉ miền Bắc chống Pháp và miền Nam theo Pháp, không phải chỉ những người Cộng Sản hô hào đánh Pháp và người Quốc Gia chạy theo chân Pháp. Không. Từ sông lạch miền Nam đến núi rừng Việt Bắc, nhân dân Việt Nam đã tùy theo điều kiện địa lý, hoàn cảnh chính trị của mỗi miền, và cả của mỗi người để đánh đuổi Thực Dân. Có vị chủ trương cứng rắn, có vị chủ xướng ôn hòa, có vị chủ trương võ lực, có vị chủ xướng Duy Tân. Nhưng nếu họ cùng có một tấm lòng vì nước, một đức tính trung thành và chung thủy với quê hương, nhân dân Việt Nam vẫn biết ơn họ và lịch sử Việt Nam sẽ ghi công họ. 

Giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam thì khác, chưa đánh đuổi được ngoại xâm đã tàn sát không nương tay những người Việt Nam yêu nước mà họ nghĩ sẽ tranh quyền đoạt lợi với họ sau này. Và trong suốt nửa thế kỷ qua, giới lãnh đạo Cộng Sản lại một lần nữa lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam, đẩy hàng triệu thanh niên Việt Nam vào chỗ chết cho các mục tiêu bành trướng ý thức hệ Cộng Sản, cho quyền lợi của đàn anh Trung Cộng, Liên-Xô dưới hình thức cuôc chiến tranh gọi là "Chống Mỹ cứu nước" vô cùng ngu xuẩn. Hôm nay, cơn lũ chiến tranh tuy đã qua đi nhưng trên cánh đồng Việt Nam vẫn còn phơi đầy thân xác anh em, máu xương của đồng bào ruột thịt.

Tôi muốn nói với các em về những kẻ trước đây đã từng ca ngợi chế độ Cộng Sản Việt Nam như "ngọn hải đăng thời đại", những kẻ "mơ sáng mai thức dậy biến thành người Việt Nam" và họ là ai.

Họ là đảng CS Liên Xô thời chế độ này còn thoi thóp, họ là đảng Cộng Sản Trung Hoa, họ là những nhà văn, nhà thơ chống chiến tranh và họ là lãnh tụ các phong trào phản chiến châu Âu. 

Đảng CS Liên-Xô ca ngợi Cộng Sản Việt Nam bởi vì chiến tranh Việt Nam đã giúp làm chậm lại cuộc chạy đua vũ khí với Mỹ mà chính họ đang dần dần kiệt quệ. Trung Cộng ca ngợi Cộng Sản Việt Nam đơn giản vì nhân dân Việt Nam đã chết thay cho họ để bảo vệ biên giới phía Nam. Trong ly rượu sâm-banh của các tên lái buôn chiến tranh đế quốc chúc tụng nhau ở Nhân Dân Đại Sảnh Bắc Kinh, ở điện Kremlin có máu của đồng bào Việt Nam đổ xuống khắp ba miền. Trong tiếng cười rạng rỡ của các chủ tịch nhà nước, các tổng bí thư trong đêm liên hoan mừng chiến thắng, không phải chiến thắng của nhân dân Việt Nam nhưng vì các mục tiêu riêng của họ đã đạt được, có nước mắt của hàng triệu bà mẹ Việt Nam khóc cho những đứa con của mẹ đã gởi xác ở Trường Sơn, Khe Sanh, Bình Long, Trị Thiên, An Lộc. 

Tôi muốn nói với các em, dân tộc chúng ta đã được gì sau cuộc chiến Việt Nam. Một thành quả của đảng Cộng Sản mà các em nghe hàng triệu lần là thống nhất dân tộc. Vâng, thống nhất dân tộc là một nhu cầu cần thiết. Không một người Việt yêu nước nào không muốn dân tộc Việt Nam thống nhất, nhưng liệu cần thiết đến nỗi phải đổi bằng thân xác của hơn ba triệu người, hủy diệt mầm sống của bao nhiêu triệu người còn lại trong suốt nửa thế kỷ qua và hậu quả xã hội sẽ kéo dài không biết đến bao giờ. Tại sao Đông Đức không chọn con đường võ lực? Tại sao Bắc Hàn, sau cuộc thử lửa với Mỹ vào năm 1953, đã không tiếp tục chọn con đường võ lực?
Nếu Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Cộng Sản thật sự là những người yêu nước, họ ít nhất phải học ở Erich Honecker và Kim Nhật Thành, dù độc ác bao nhiêu cũng biết sợ hậu quả không thể đo lường được khi phải đương đầu với Mỹ, một cường quốc mạnh nhất thế giới về khoa học kỹ thuật, kinh tế và quốc phòng. 

Nếu Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo Cộng Sản miền Bắc thật sự là những người yêu nước, họ phải biết dừng lại ở hiệp định Geneve và chờ một cơ hội hòa bình, một giải pháp không đổ máu để thống nhất đất nước, thay vì thống nhất bằng xe tăng T54, bằng đại pháo, bằng trại tập trung, bằng nhà tù và sân bắn.

Và tôi cũng muốn nói với các em một điều hệ trọng hơn tất cả những điều đã nói, rằng, dù em sinh ra ở Huế, Hà Nội hay Sài Gòn, ở San Diego, Santa Ana, San Jose, Sydney, Victoria, Oslo, Berlin, Paris hay một nơi nào khác, em cũng nên hãnh diện để nói lớn rằng "Tôi là người Việt Nam." 

Định mệnh lịch sử khắc nghiệt đã đẩy các em vào nhiều hoàn cảnh khác nhau, điều kiện trưởng thành khác nhau, nhưng tôi tin rằng, một ngày không xa, tất cả những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử, đó là ngày phục hưng dân tộc Việt Nam. Em đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó của dân tộc. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời. 

Trần Trung Đạo
(Trích trong Tâm Bút Trần Trung Đạo)

Friday, September 29, 2017

Tà Áo Dài 2017



Tà Áo Dài - Nhạc và Lời: Cao Minh Hưng
Trình diễn: Nhóm Múa Thiếu Nhi Trường Văn Hóa Việt Nam Canley Vale - chi nhánh của Liên Trường Văn Hóa Việt Nam - Sydney / Úc Châu
Cao Minh Hưng
-Sinh năm 1969 tại Sài gòn, Việt nam.  Định cư ở Hoa Kỳ từ năm 1988. Theo học ngành Sinh Vật Học (Biology) ở UCLA. Tốt nghiệp Nha Khoa từ trường đại học Loma Linda, California năm 1996. Hiện hành nghề nha sĩ tại Costa Mesa, California.

-Đồng Sáng Lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ năm 2010

http://www.caominhhung.com/


-Host các chương trình TV Talk Show: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ Talk Show, Tài Năng Trẻ, Nhận Định Thế Sự

Tuesday, September 26, 2017



History of Vietnam

Hồng Bàng Dynasty:            2879-257 BC

Thục Dynasty:                          257–207 BC

Triệu Dynasty:                        207 –111 BC

First Chinese domination: 111 BC–39 AD

Trưng Sisters Dynasty:              40–43

Second Chinese domination:   43–544

*Lady Triệu Thị Trinh Uprising:        248

Early Lý Dynasty:                         544–602
(Triệu Việt Vương)  
  
Third Chinese domination          602–905
Mai Hắc Đế                                          722
Phùng Hưng                                791–798

Autonomy                                     905–938
• Khúc Family                               906–930
• Dương Đình Nghệ                     931–937
• Kiều Công Tiễn                         937–938

Ngô Dynasty:                                 939–967
• The 12 Lords Rebellion:            945–967

Đinh Dynasty:                                968–980

Early Lê Dynasty:                         980–1009

Lý Dynasty:                                 1009–1225

Trần Dynasty:                             1225–1400

Hồ Dynasty:                                1400–1407

Fourth Chinese domination:    1407–1427
• Later Trần Dynasty: :               1407–1413    

Lam Sơn Uprising:                    1418–1427
Later Lê Dynasty:                     1428–1788
United Lê:                                 1428–1527
• Restored Lê:                           1533–1788

• Mạc Dynasty                            1527–1592
• Southern and
Northern Dynasty                      1533–1592
• Trịnh-Nguyễn War:                  1627–1672

Tây Sơn Dynast:y                      1778–1802

Nguyễn Dynasty:                       1802–1945
Independent State:                   1802-1883

French domination:                  1883–1945

Việt Nam-French War                 1945-1954

Partition of Việt Nam:                           1954

Republic of Vietnam (South):    1954- 1975  

Communism of Viet Nam (North): 1954-1975

Socialist Republic of Viet Nam  
(Communism):                                  From 1976

  *  References:
- Dai Viet Su Ky toan Thu - Le Van Huu...
-  Viet Nam Su Luoc - Tran Trong Kim
- Sources:  Wikipedia - Internet


Thi Sử

theo dòng thi sử xem kỳ tích 
trống Phú Xuân, vó ngựa Thăng Long 
thuở dựng nước trời xanh ngọc bích 
thời xây non đất ánh hồng tâm 

truyền thuyết Âu Cơ, lời linh hiển 
kẻ lên non, người ra biển tạo đời 
kẻ lên non quên lời mẹ dặn 
khi vỡ nương, chặt đứt dây nôi 

đất vỡ mạch, đời lầm than quá đỗi 
hồng hạc bay cánh mỏi nhớ rừng ngô 
trên phế tích quách thành chen cỏ rối 
người trầm ưu, mùa đợi gió hong mồ 

nghiêng bia vỡ, soi trăng tìm cổ tự 
viết lại dòng thi sử đã mờ rêu 
thắp sáng trầm hương ngày tháng cũ 
rọi đường cô phụ trở về kinh! 

Cao Nguyên 



Historical Poems 

following the lines of the Historical poems to see marvelous legends 
The drums of Phú Xuân, the gallops of Thăng Long 
at the time our country was set up, heaven as green as jade 
at the time mountains were built, land was brightened with pink hearts 

The legend of Au Co, sacred words 
The ones went to the mountain, the others to the sea to build life 
The ones going to the mountain forgot their mother’s instructions 
When breaking up the fields, they cut off their blood bonds 

Earth’s veins broke, life became so overly miserable 
flamingos flied weary wings for missing forests of maize 
on the destroyed relics, the walls of citadels mixed with weeds 
Men on meditation, seasons waiting for the drying wind 
Slanting broken steles, the moonlit, searching for ancient letters 
rewriting the lines of Historical verses already dimmed by moss 
light up frankincense the old days and months 
Lighting the road for lonely women coming back to the kingdom .

Translator: William Hoàng 


*****

Monday, September 25, 2017

Phù Đổng Thiên Vương 2017


Vũ Khúc: Phù Đổng - nhạc: Đình Đại - phổ thơ : Cao Nguyên
Trình Bày: Nhóm trẻ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt Sydney - Úc Châu

Khi cưỡng chiếm được miền nam, cộng sản cầm quyền với chủ trương hủy diệt tinh thần quốc gia, hằng triệu người đã phải bỏ nước ra đi bất chấp hiểm nguy trong rừng thiêng nước độc hay trên biển khơi sóng dữ thét gào. 
Trước họa xâm lăng lãnh thổ và mưu đồ Hán hóa dân ta, ngọn lửa thiêng dân tộc được thắp lên rọi sáng từng chiến công anh hùng dân tộc từ biển đông đến trường sơn, khơi dậy hùng tâm tráng khí của tiền nhân để từ đó tuổi trẻ có được nhũng tấm gương sáng và nhiệt thành. Đã đến lúc người dân Việt trong và ngoài nước cùng đứng lên diệt thù trong giặc ngoài cứu lấy sơn hà của Việt tộc hùng anh: 

tỏa hào khí ngàn năm danh sử trước 
phất cờ thiêng xuôi ngược chống xâm lăng! 



Phù Đổng 


đỉnh trời đông vừa rực ánh dương hồng 
tiếng ngựa hí vang giữa trời lồng lộng 
khơi trang sử thuở xưa người Phù Đổng 
quất roi tre giục ngựa diệt quân n 

Giáp Ngọ về ngựa hồng tung vó lướt 
trên khắp miền non nước xứ Văn Lang 
tỏa hào khí ngàn năm danh sử trước 
phất cờ thiêng xuôi ngược chống xâm lăng! 

Cao Nguyên 

Ước mơ Việt - Dream for motherland , Vietnam



Ước Mơ Việt
Hằng ngày nhìn quê hương trong đau thương ngậm ngùi, những người dân Việt ly hương luôn khơi dậy trong lòng những ước mơ về một ngày sạch bóng quân thù, nhìn quê hương xanh tươi màu lúa mới, thắm hồng tình thân ái đồng bào.
Càng đẹp biết bao với ước mơ của những người bạn trẻ, đang mong cầu một Tổ Quốc Việt Nam văn minh tươi đẹp. Tuổi trẻ không quên những bi thương uất hận, nhưng tuổi trẻ sẽ vượt lên trên hận thù và thực hiện ước mơ bằng chính lòng yêu quê hương tha thiết nhất.
Cám ơn tuổi trẻ tuyệt vời
Dám mơ ước, dám vì người hy sinh ..
@
Ước Mơ Việt
Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung
Suốt giòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang
Ước Mơ về một Việt Nam
Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà
Ước Mơ Việt - Ý Tâm Hòa
Đang bừng nhiệt huyết, đang tha thiết đời
Cám ơn tuổi trẻ tuyệt vời
Dám mơ ước, dám vì người hy sinh
Ước Mơ vào cuộc hành trình
Rọi hồng Nhân Ái khắp miền Quê Hương
Vì Lẽ Sống, vì Yêu Thương
Nối vòng tay thực hiện đường Ước Mơ
Cảm ơn nhiệt huyết tuổi thơ
Việt Nam Tổ Quốc đang chờ các em .
Cao Nguyên
@
Ca sĩ Tố Lan
Trình Bày - nhóm múa trẻ - Câu lạc bộ Hùng Sử Việt Sydney - Úc Châu 

Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam



Lời Giới Thiệu (Trích từ fb của thi văn sĩ Cao Nguyên)
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới.
@ Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt "
@ Nếu không có tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế.
***
Sự rung động từ trái tim của người bạn trẻ khi xem phim "Hồn Việt", đã chuyển tải đến mọi người một thông điệp mới "Hồn Việt Nào Cho Em", đã nhắc tôi thêm một lần nhắn với các thân hữu gần xa, nhất là những người bạn trẻ ở khắp nơi trên mặt địa cầu: Hãy xem và xem lại phim "Hồn Việt" (Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa) do Viet Nam Film Club thực hiện. Để thấm hồn dân tộc Việt Nam đang luân chuyển trong dòng máu của mình, khi nhìn lá cờ vàng có 3 sọc đỏ phất phới bay trong gió cùng lúc với tiếng ngân vang bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa.
Hồn Việt - Hồn của núi sông phát khởi từ hào khí của những vị anh hùng vì Nước hi sinh, vì Dân chiến đấu cho sự sinh tồn Dân Chủ, Tự Do của một đất nước tự hào có bốn nghìn năm văn hiến.
Không ai có thể quên được điều này, như không thể quên chính mình là Một Người Việt Nam.
Cảm ơn người bạn trẻ Trịnh Bình An với tấm lòng tuổi trẻ đã nhập lưu dòng tri thức quốc gia từ một bài quốc ca và một lá cờ thiêng.
Xin chuyển đến những người bạn trẻ thông điệp "Hồn Việt Nào Cho Em" để cùng cảm nhận tâm thức của "Hồn Việt".
Trân trọng,
Cao Nguyên

@

Hồn Việt Nào Cho Em
Có những cuốn phim sau khi coi xong khiến tôi thích thú hoặc bực bội, nhưng cũng có cuốn phim khiến tôi băn khoăn, dường như vui, cũng dường như buồn, cuốn phim đó chính là phim “Hồn Việt”.
“Hồn Việt” là một bộ phim trình bày lịch sử Quốc Kỳ và Quốc Ca của Việt Nam Cộng Hòa - nơi tôi đã sinh ra và lớn lên cho tới ngày mất nước. Đấy chỉ là một bộ phim tài liệu với những dữ liệu thực tế. Lá cờ vàng ba sọc đỏ, quốc kỳ của một chính thể đã bị xóa sổ, không ngờ có ngày tung bay phất phới, đứng ngang hàng với những lá cờ quốc gia khác tại nhiều nơi trên thế giới. Đáng lẽ tôi, một người từng sống trên 10 năm dưới lá Cờ Vàng, phải cảm thấy xúc động và tự hào chứ? Nhưng không hiểu sao tôi chỉ cảm thấy vui buồn lẫn lộn?
Nếu bảo Việt Nam là người mẹ khổ đau qua những năm tháng chiến tranh, thì Việt Nam Cộng Hòa là cha, người cha đã bị bức tử, người cha tôi đã phải xa khi còn tấm nhỏ. Quá nhỏ để hiểu được chiến tranh đang xảy ra khốc liệt chung quanh, quá nhỏ để hiểu đang có rất nhiều người ngày đêm chiến đấu bảo vệ miền Nam, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho hàng triệu sinh mạng trong đó có tôi.
Sẽ chẳng ai trách cứ một đứa nhỏ ngượng ngùng với cha nếu nó đã bị lìa xa cha ngay từ lúc nhỏ. Cũng thế, hẳn không ai trách nếu tôi thú thực rằng giờ đây, sau hơn 20 năm trên xứ người, tôi cảm thấy chẳng có mấy rung động trước lá cờ ấy dù lý trí vẫn biết rằng đó là lá cờ Tổ Quốc của mình.
Cho tới khi xem Phim “Hồn Việt”, tới đoạn trình bày về lược sử hình thành Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, tôi bỗng cảm thấy dâng lên trong lòng một nỗi chua xót xen lẫn giận hờn.
Tôi tiếc ngày ấy đã không được dạy bảo kỹ lưỡng về nguồn gốc Quốc Kỳ và Quốc Ca trong những giờ Công Dân Giáo Dục. Tôi chỉ biết chào cờ và hát quốc ca như một thói quen. Giống như một đứa con, chỉ được nguời ta chỉ vào ảnh cha mà bảo "Cha con đó!” chứ không giải thích thêm cha là ai, cuộc đời cha như thế nào, cha đang chiến đấu nghiệt ngã trong những hoàn cảnh nào…
May mắn thay, trong đại gia đình dân tộc, vẫn còn những người anh, người chị đã từng sống với cha, đã từng biết đến cha. Những anh chị ấy đã giữ cha trong trái tim họ cho đến cuối đời. Tôi muốn nói tới những người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới, những người đã kiên quyết giữ vững lá cờ Việt Nam tự do, đã đấu tranh không mệt mỏi để cuối cùng lá cờ ấy tung bay cùng với những lá cờ khác tại nơi họ cư ngụ.
Những anh chị ấy đã cống hiến tuổi thanh xuân để xây dựng và bảo vệ miền Nam để những đứa trẻ như tôi được thảnh thơi đến trường. Trên xứ người, những người anh người chị ấy vẫn miệt mài tìm mọi cách gìn giữ những di sản tốt đẹp của đất nước để một ngày nào đó chúng tôi - những đứa trẻ đi lạc, muốn quay về sẽ thấy vẫn còn đó mái nhà xưa.
Ngày hôm nay, mỗi khi có những dịp tụ họp đông người, việc chào cờ hay không chào cờ vẫn là một đề tài nhạy cảm, có khi gây tranh cãi. Bên muốn chào cờ cho rằng không thể hưởng niềm vui họp mặt trên xứ sở tự do mà quên đi công lao to lớn của những người đã nằm xuống. Còn bên không muốn chào cờ thì bảo việc cử hành quốc kỳ và quốc ca là nghi lễ trang trọng, nếu làm trong một tiệc dịp tiệc tùng vui chơi sẽ mất đi ý nghĩa và giảm lòng tôn kính.
Cả hai phía đều có lý của họ. Riêng tôi, tôi cho rằng những người thực tâm giữ gìn sự tồn tại của Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam không quanh quẩn trong lý lẽ mà họ chỉ muốn hành động từ tiếng gọi của trái tim.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, Đại Tá Phạm Bá Hoa đã không kiên trì sưu tầm mọi tin tức và hình ảnh về các cuộc tranh đấu của người Việt khắp nơi để cho Quốc Kỳ Việt Nam được công nhận tại các thành phố trên khắp thế giới. Mỗi một chiến thắng là một tin vui làm nức lòng người Việt hải ngoại, và là kiểu mẫu cho những nơi khác noi theo, để rồi chiến thắng nối tiếp chiến thắng. Kết quả là cho tới nay, trên đất nước Hoa Kỳ đã có 16 tiểu bang, 8 quận hạt, 103 thành phố đã công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biều tượng cho Tự Do của Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại.
Nếu không là tiếng gọi từ trái tim, ông Chu Lynh đã không quyết tâm bắt tay vào việc thực hiện cuốn phim “Hồn Việt” dù biết sẽ rất khó khăn, lấy ý nghĩ từ chuyến đi thăm nghĩa trang Biên Hoà năm 2003. Nhìn tấm bia mộ của một người lính, lá cờ nhỏ bé khắc trên ấy bị đục nát chỉ còn dấu vết lờ mờ, ông đau thắt lòng. Người lính, người đồng đội của ông, cả một đời hy sinh chẳng được gì, đến khi chết chỉ có mỗi lá cờ, vậy mà người ta vẫn nhẫn tâm tước đoạt.
Và nếu không từ tiếng gọi từ trái tim, nhạc sĩ Lê Văn Khoa, người đã đưa âm nhạc Việt Nam đến với thế giới, đã không thể soạn hòa âm phối khí cho bản quốc thiều Việt Nam trở nên sống động tha thiết đến thế. Và những nhạc sỹ Ukraina – những người vừa thoát khỏi địa ngục cộng sản, đã cảm thông, đã bắt nhịp cùng tiếng gọi trái tim ấy để tấu lên một bản quốc thiều hùng tráng gây rúng động lòng người.
Tôi muốn ngừng lại một chút để kể một câu chuyện lý thú về lá cờ hiện nay của nước Nga mà lịch sử của nó có đôi điều tương tợ với lá Cờ Vàng VNCH.
Bắt đầu từ năm 1896, Quốc Kỳ Nga có ba màu: trắng, xanh dương và đỏ. Sau Cách Mạng Tháng Mười 1917, lá cờ ấy bị bỏ đi, thay bằng cờ đỏ búa liềm. Đến năm 1991, khi chế độ cộng sản tan rã, Liên Bang Xô Viết (Soviet Union) trở thành Liên Bang Nga (Russian Federation), cờ đỏ búa liềm bị dẹp bỏ, người Nga quay về với lá cờ ba màu -Триколор (Tricolor) lúc trước.
Có nhiều giải thích cho nguồn gốc ba màu trên quốc kỳ Nga. Một giả thuyết cho rằng đó là huy hiệu trên khiên của vương quốc Grand Ducchy of Moscow. Huy hiệu này có hình thánh Saint George mang giáp bạc, cỡi ngựa trắng, choàng khăn và cầm khiên màu xanh trên nền đỏ. Một gỉa thuyết khác lại cho rằng đấy chính là ba màu trên khăn áo Đức Mẹ Maria.
Như thế, nước Nga - cái nôi sản sinh ra chủ nghĩa cộng sản, cuối cùng đã quay về với lá cờ truyền thống. Một lá cờ với ba màu hòa dịu, ẩn chứa những niềm tin thiêng liêng, có thể đó là lòng dũng cảm quên mình của thánh St. George, cũng có thể là lòng từ ái bao la của Đức Mẹ.
So sánh với lá cờ nước Nga, lá cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ cũng có màu sắc hòa dịu với những ý nghĩa nhân ái: Màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt. Ba sọc đỏ là ba miền Nam Trung Bắc. Tuy người dân thuộc ba miền (ba sọc đỏ) nhưng vẫn sống chung một nhà (nền vàng). Dưới mái Nhà Việt Nam, con dân muôn đời thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Màu đỏ trên nền vàng còn là màu của nhiều lá quốc kỳ Việt Nam qua nhiều triều đại khác nhau.
Khi kể câu chuyện nước Nga tìm về lá cờ dân tộc phải chăng tôi muốn muốn nói đến việc phục hoạt lá cờ vàng truyền thống của nước Việt Nam?
Hoàn toàn không. Lá Cờ Vàng đã được chính quyền của môt số thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ công nhận là “Lá Cờ Tự Do và Di Sản” (Heritage and Freedom Flag). Người Việt tị nạn sau khi nhập tịch là nguyện đứng dưới lá cờ của đất nước thứ hai. Việt Nam tuy vẫn là tổ quốc thân yêu nhưng không còn thuộc quyền quyết định của những người chúng tôi. Việc chọn lá cờ nào, bài hát nào cho Việt Nam tương lai sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào một chính phù và một quốc hội không còn cộng sản.
Những người ấy sẽ hiểu biết thấu đáo về lịch sử của những lá cờ để nhìn cho ra lá cờ nào mang “Hồn Việt”, còn lá cờ nào chỉ mang giả trá và thương đau.
Nếu đã nói tới quốc kỳ thì không thể không nhắc tới quốc ca. Nghe ban nhạc Ukraina hòa tấu Quốc Thiều Việt Nam, tôi mới thấy Quốc Ca Việt Nam có giai điệu thật phong phú, khi hùng tráng, khi du dương như một nhắn nhủ thiết tha.
Là một học sinh qua hai chế độ, tôi vẫn không thể quên bài hát Tiếng Quân Ca của cộng sản. Nhạc điệu quân hành nhưng khá nhạt nhẽo, chưa kể trong đó có những lời lẽ khát máu đến ghê người. Một ca khúc tầm thường, thậm chí vô nhân có thể nào xứng đáng làm biểu tượng cho một dân tộc lãng mạn và hiếu hòa như người Việt chăng? Nhưng công bằng mà nói, bài hát Tiếng Quân Ca có lịch sử riêng của nó và xứng đáng được ghi nhận như ca khúc của một thời. Những người dân Việt trong tương lai sẽ tìm ra quyết định cho quốc ca cũng như quốc kỳ vậy.
Phim “Hồn Việt” ra đời, hai năm tôi sau mới biết, cũng như tôi đã không biết rõ về Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam sau hơn hai chục năm. Thật khá trễ tràng. Cảm giác buồn vui lẫn lộn, vui vì biết được thêm quá khứ anh dũng của cha anh, buồn vì suốt bao lâu nay lơ đãng trước những hy sinh cao cả ấy.
Mong sao bộ phim tài liệu “Hồn Việt” sẽ giúp cho những thế hệ sau hiểu rõ về quốc kỳ và quốc ca, từ đó thấy rõ tính cách Việt, mơ ước Việt, tâm hồn Việt thể hiện thế nào qua quốc kỳ và quốc ca, để rồi có quyết định sáng suốt về con đường đi tới của dân tộc.
Tổng Thống Woodrow Wilson từng nói:
“The things that the flag stands for were created by the experiences of a great people. Everything that it stands for was written by their lives. The flag is the embodiment, not of sentiment, but of history.”
(Những gì một lá cờ biểu tượng, đó là những kinh nghiệm đã được tạo dựng bởi một dân tộc tuyệt vời. Tất cả những gì lá cờ biểu tượng đã được viết nên từ chính mạng sống của họ. Lá cờ là hiện thân, không phải của cảm xúc, mà là của chính lịch sử).
Qua phim "Hồn Việt" tôi thấy lời của Tổng Thống Wilson thật đúng, Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam thực sự đã được viết nên từ mạng sống của biết bao người con dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu vì Đất Nước, vì Hòa Bình, vì Tự Do. Tôi dù biết điều ấy trễ nhưng vẫn còn chưa quá muộn. Khi hiểu ra được như thế tôi chợt thấy mình tháo gỡ được mối băn khoăn.
Người cha bị bức tử của tôi chưa bao giờ chết. Người vẫn còn đó cùng Lá Cờ Vàng lồng lộng bay trong gió như chuyển trao mọi nỗi bi thương nhưng đồng thời cũng là niềm hân hoan về một Đất Việt, một Dân Việt, và một Hồn Việt muôn đời.
Trịnh Bình An

Saturday, September 23, 2017

Ước Mơ cho Quê Hương của Tuổi Trẻ Người Úc gốc Việt <3 <3

Lại một lần nữa tiếng vó ngựa hoà lẫn với dòng nhạc hào hùng của nhạc sĩ Dai Bui cùng những vần thi sử đầy hào khí của văn thi sĩ Cao Nguyên và điệu nhạc oai nghiêm nhưng tràn đầy cảm xúc của nhạc sĩ Hoàng Tường lại vang trên bầu trời Sydney

***** “Ước Mơ cho Quê Hương của Tuổi Trẻ Việt Úc” là một liên khúc được các em học sinh của Trường Tiểu Học Công Lập tại Sydney trình bày qua 3 giai đoạn lịch sử để nói lên niềm khao khát thực hiện những ước mơ vì quê hương dân tộc.
*************

Từ ước mơ thành người Phù Đổng diệt giặc ngoại xâm, trước họa xâm lăng lãnh thổ Lạc Việt từ phương Bắc 4000 năm về trước, tuổi trẻ có được nhũng tấm gương sáng và nhiệt thành:

Tỏa hào khí ngàn năm danh sử trước 
Phất cờ thiêng xuôi ngược chống xâm lăng! 

Đến ước mơ vượt không gian và thời gian đi cùng Lá Cờ Thiêng dân tộc khơi dậy hùng tâm tráng khí của tiền nhân để từ đó người dân Việt trong và ngoài nước cùng đứng lên diệt thù trong giặc ngoài cứu lấy sơn hà của Việt tộc hùng anh: 

ta người Việt lưu vong
ta người Việt tỵ nạn
ta dân Việt muôn đời … 
Tổ quốc ơi!
Quê hương ơi!
Cờ vàng ơi!
Mẹ Việt Nam ơi!

Càng đẹp biết bao với ước mơ của Tuổi Trẻ tại nước Úc, đang mong cầu một Tổ Quốc Việt Nam văn minh tươi đẹp. Tuổi trẻ không quên những bi thương uất hận, nhưng tuổi trẻ sẽ vượt lên trên hận thù và thực hiện ước mơ bằng chính lòng yêu quê hương tha thiết nhất:

Ước Mơ Việt - Ước Mơ Chung 
Suốt giòng con cháu Lạc Hồng Văn Lang 
Ước Mơ về một Việt Nam 
Rạng danh Nòi Giống, vẻ vang Sơn Hà

* Những khoảnh khắc đẹp này được ghi lại bởi phụ huynh của các em ấy ... Xin cảm tạ quý vị đã cho phép Hoàng Lan được chia sẻ nơi này ... Đa tạ quý vị ... Trân Trọng ...

 Lễ Đa Văn Hoá 2017 tại Trường Tiểu Học Công Lập St Johns Park - Sydney
**********************
Welcome to our St. Johns Park P.S. Multicultural Day 21/9/2017
Dear teachers and parents “Vietnamese-Australian Youth dreams for Motherland’ is a combination of 3 historical periods presented through 3 songs, (Phù Đổng, Lá Cờ Thiêng and Ước Mơ Việt) to express our dreams for Our Motherland.
From our dream of becoming just like Phu Dong, a Vietnamese Legend who won over foreign invaders of Lac Viet territory from the North Vietnam 4000 years ago. He was fierce, young and bright and has become the role model for the Vietnamese youth:
Spreading the history of his bravery during the first thousand years
Raising the sacred flag to represent anti-invasion!
Our dream over time is to promote the spirit of the ancestors so that the Vietnamese People from the homeland and overseas continue to stand together against the communist regime and to preserve Vietnam’s heritage.
Our hope is for freedom, democracy and human rights for Vietnam.
***************