Tuesday, August 8, 2017

Lịch Sử


Lý Thường Kiệt



Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, sinh năm 1019 vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông. Khi còn trẻ ông rất đẹp trai và được phong “Đệ nhất mỹ nam tử” thời bấy giờ. Ông có tên tự là Thường Kiệt, sau được vua ban quốc tính đổi sang họ Lý nên có tên là Lý Thường Kiệt. 


Ông là con của Sùng Tiết tướng quân Ngô An Ngữ, và bà Hàn Diệu Chi. Ngô An Ngữ là tướng của Khai Quốc vương Lý Long Bồ, người con trai thứ hai của vua Lý Thái Tổ. Ngô An Ngữ có công với triều Lý và tuẫn quốc, chẳng bao lâu sau thì vợ ông, bà Hàn Diệu Chi cũng qua đời. Do cha mẹ mất sớm nên hai đứa con còn nhỏ của họ là Thường Kiệt và Thường Hiến được Lý Long Bồ nhận làm con nuôi. 

Đến đời vua Lý Thánh Tông, ông được vua nhận làm thiên tử nghĩa nam, tức con nuôi của vua. 

Ngoài ra, Lý Thường Kiệt còn là cháu gọi bà Ngô Thuần Trúc, bằng cô. Ngô Thuần Trúc là phu nhân của tướng Tạ Đức Sơn, người giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh ngự lâm quân của triều đình. 

Lý Thường Kiệt cũng còn có quan hệ họ hàng với bà Ngô Cẩm Thi, vợ của tướng Tôn Đản.


Trong đời, ông đã từng giữ qua nhiều chức vụ quan trọng. Trước tiên là chức Thái tử Mật thư tỉnh sự, giúp thái tử Lý Nhật Tôn ở Đông cung, tức vua Lý Thánh Tông sau này. Sau khi bị hoạn, ông được cho giữ chức Hoàng môn chi hậu, rồi được thăng đến chức Nội thị sảnh đô tri, sau được cho giữ chức Đình Uý sứ, trông coi các việc về hình án trong triều. Năm 1042, vua Lý Thái Tông giao cho ông cùng với một số đại thần soạn thảo bộ Luật “Hình thư”, bộ luật này được xem là bộ luật hình sự đầu tiên của nước ta.

Đến đời vua Lý Thánh Tông, Lý Thường Kiệt được thăng đến chức Thái bảo, sau đó do lập được nhiều chiến công trong trận đánh với Chiêm Thành nên ông được phong chức phụ quốc Thái phó, tước Khai Quốc công. Đến tháng 8 năm 1075 ông được phong chức Đôn quốc Thái uý. Đến khi mất, ông được vua Lý Nhân Tông truy phong chức Kiểm hiệu Thái uý Bình chương sự và ban tước Việt Quốc công.


Các đại công Lý Thường Kiệt đã lập phải kể đến trận đánh Tống kinh thiên động địa cuối năm 1075. Trận đánh này do Lý Thường Kiệt tổng chỉ huy quân Đại Việt vượt biên giới phía bắc đánh các châu phía nam của nhà Tống như: Khâm, Liêm và Ung châu (28) nhằm phá huỷ đường xá, cầu cống, các kho lương thực và vũ khí mà Tống tích trữ để chuẩn bị đánh Đại Việt. 

Đây là kế hoạch của Linh Nhân hoàng thái hậu Ỷ Lan khi nhận được tin từ Khu Mật Viện Đại Việt rằng Tống đang luyện binh và tích trữ lương thực chuẩn bị đưa quân tấn công nước ta theo kế hoạch nam tiến của Tể tướng nhà Tống là Vương An Thạch. Kế hoạch đánh Tống của bà Ỷ Lan đã được Lý,Thường Kiệt và các tướng lúc bấy giờ ủng hộ. Theo kế hoạch này, Đại Việt phòng thủ bằng cách chủ động tấn công trước, đánh phủ đầu quân Tống, phá kho lương thực, vũ khí, đường xá và cầu cống nhằm ngăn cản cuộc xâm lăng của nhà Tống. Sau khi hoàn thành kế hoạch, hạ thành cuối cùng là thành Ung Châu, quân Đại Việt rút về nước.

Dân gian có câu ca dao ca tụng việc Lý Thường Kiệt đưa quân qua biên giới phía bắc đánh Tống trong trận này như sau:



Nực cười châu chấu đá xe

Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiêng


Hoặc là:


Đem chuông đi đánh xứ người

Chẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danh



Chiến thắng này đã làm cho nhà Tống mất mặt đến mức vua Tống Thần Tông đã phải nhượng bộ nước Hạ ở phía tây và chấp nhận cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía bắc để rảnh tay đối phó với Đại Việt. Năm 1076, nhà Tống đã huy động toàn bộ lực lượng binh lính ở phía bắc và phía tây tham gia vào cuộc chiến đánh trả thù, quyết tâm chiếm Đại Việt. Trong trận này, hai tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cùng 12 tướng đã từng đánh trận ở Tây Hạ đem khoảng 30 vạn quân tấn công Đại Việt. Nhưng với sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt, quân Tống đã bị đại bại ở trận chiến trên sông Như Nguyệt và buộc phải rút quân. Trận thắng Tống lần này đã làm đảo lộn cả giang san nhà Tống và đã phá vỡ kế hoạch của Vương An Thạch.

Các lần cầm quân đánh quân Chiêm phải kể đến trận chiến năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt được vua Chiêm là Chế Củ và các tôn thất, sau đó Chế Củ xin dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh để chuộc mạng. Tháng 10 năm 1103, mặc dù tuổi cao nhưng Lý Thường Kiệt đã xin vua cho đi đánh Lý Giác ở Diễn Châu nổi lên làm phản. 



Năm 1104, ở tuổi 85 nhưng Lý Thường Kiệt vẫn còn cầm quân trực tiếp đi đánh Chiêm Thành khi vua Chiêm là Chế Ma Na đem quân đánh lấy lại ba châu do Chế Củ đã dâng cho Đại Việt để chuộc tội trước đây. Lý Thường Kiệt đã đánh thắng trận này, buộc Chế Ma Na phải nộp lại vùng đất đó cho Đại Việt.

*****************************************************************************************************************************

Lý Thường Kiệt was born into a Ngô family in Thăng Long Hanoi, the capital of Đại Việt (ancient Vietnam). His real name was Ngô Tuấn. His father was a low-ranking military officer. In 1036, he served the Emperor as a cavalry captain and later the commander of the imperial guard. Because of his demonstrated bravery, intelligence and loyalty, he was granted a royal name, Lý Thường Kiệt, and given an important position in the Court.
In 1075, Chancellor Wang Anshi of China under the Song Dynasty told Emperor Shenzong that Đại Việt was being weakened by Champa and was an easy pick for a Chinese take-over. With less than ten thousand soldiers remaining, so argued Wang, Đại Việt would be in a vulnerable position, and it would be a great opportunity for China to annex its age-old enemy. In response, Shenzong mobilized troops and passed decrees which forbade all of China's provinces to trade with Đại Việt, in effect imposing an embargo on the country in the same way that the United States would do nine centuries later. Upon hearing this, the Lý ruler sent Lý Thường Kiệt and Nùng Tôn Đản with more than 100,000 troops to China to carry out a pre-emptive attack against the Song Dynasty. In the ensuing 40-day battle near modern-day Nanning, Đại Việt troops were victorious, capturing the generals of three Song armies.
In 1076, the Song formed an alliance with the other enemies of Dai Viet, Champa and the Khmer Empire and all three sent troops to invade Đại Việt. Đại Việt Emperor Lý Nhân Tông again sent General Lý Thường Kiệt to lead his forces. Being one of the many great military strategists of Vietnam, Lý Thường Kiệt placed spikes under the Như Nguyệt riverbed before tricking Song troops into the death trap, killing more than 1,000 Chinese soldiers and sailors and forcing the rest of Chinese forces to retreat.
Those two significant Vietnamese victories over the Song ceased the latter's attempts to extend south.
After the victory against the Song, Lý Thường Kiệt also led a Vietnamese army to invade Champa twice, with both invasions being successful.
Lý Thường Kiệt is regarded as one of the national heroes of Vietnam.
He died in 1105 at the age of 86.

Over Mountains and Rivers of the South, reigns the Emperor of the South
As it stands written forever in the Book of Heaven
How dare those barbarians invade our land?
Your armies, without pity, will be annihilated.

No comments:

Post a Comment