Wednesday, October 11, 2017


Gõ Tiếng Việt Có Dấu Online từ Mọi Nơi và Mọi Máy PC hay Apple/Mac


Cách Thêm Dấu
Thêm ở cuối mỗi từ
DấuKiểu TELEXKiểu VNIKiểu VIQR
sắcs1´ , / , '
huyềnf2` , -
hỏir3?
ngãx4~ , #
nặngj5.
mũ â,ê,ôa,o,e6^
móc ă,ơ,ưw7,8( , + , *
đd9d
Xóa dấuz00
Tắt DấuGõ lặp, F12Gõ lặp, F12Ctrl+x , Dấu \ , F12

Dân tộc thiểu số


 Nước Việt-Nam là một trong những nước có nhiều sắc dân nhất trên thế giới. Khoảng 53 dân tộc khác nhau sống chung trên một lãnh thổ chật hẹp. Sắc dân "Kinh" (người Việt) chiếm gần 95% dân số, người Kinh sống ở đồng bằng, số còn lại thì sống trên các vùng cao nguyên. Các dân tộc thiểu số nầy nói gần 200 thứ tiếng khác nhau, thuộc về 5 luồng ngôn ngữ học.

Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị
Dựa theo bản chính của Nha Học Chính Đông Pháp xuất bản.


Tài Liệu Giảng Dạy tt

EM HỌC VẦN 
Dựa theo bản chính của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hoà xuất bản. 



lịch sử - tt


Lịch Sử Việt Nam bằng Tranh và bằng hai thứ tiếng
Việt & Anh cho con cháu chúng ta:



Thursday, October 5, 2017

Giáo Dục VNCH

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

https://thanhnientudo.com/2014/06/25/nhin-lai-nen-giao-duc-vnch-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben-2/
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân…
THANHNIENTUDO.COM

PHAN CHÂU TRINH VÀ CUỘC LY KHAI VĂN HÓA HÁN TỘC



(Trình bày trong Lễ Giỗ Phan Châu Trinh ngày 27-3-2011 tại Nam Cali)

I.-   ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA HÁN TỘC


Ảnh hưởng của văn hóa Hán tộc có thể chia thành hai thời kỳ:  Thời kỳ 1,000 năm Trung Quốc đô hộ cổ Việt và thời kỳ đất nước chúng ta độc lập từ năm 938 cho đến thế kỷ 20.

Trong một ngàn năm đô hộ, người Trung Quốc áp đặt nền văn hóa Hán tộc là chuyện bình thưòng.  Tuy vậy, trong thời kỳ nầy người Trung Quốc chú trọng nhiều đến việc khai thác và bóc lột kinh tế hơn là việc phát triển văn hóa.  Trung Quốc không tổ chức thi cử để tuyểnlựa nhân tài địa phương cổ Việt, nên n gười Việt ít chú trọng đến việc học chữ Hán, vì học chẳng làm gì cả.


Trong thời kỳ độc lập, từ Ngô Quyền trở đi, các triều đình Việt sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức, dầu người Việt vẫn nói tiếng Việt.  Nền văn hóa Hán tộc chẳng những tiếp tục được truyền bá, mà còn được truyền bá mạnh hơn, nhất là từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi tam trường đầu tiên để tuyển chọn quan lại.  Thi cử được các triều đại quân chủ tiếp tục tổ chức cho đến đầu thế kỷ 20.

Thi cử là phương pháp tuyển chọn nhân tài dân chủ, đồng thời thi cử là con đường duy
nhất để ra làm quan, nên từ khi có thi cử Hán học ở nước ta, thì có nhiều người theo đuổi việc học chữ Hán và nền văn hóa Hán tộc để tiến thân.  Chương trình thi cử chủ yếu là các bộ sách Nho học, cộng thêm lịch sử Trung Quốc và một ít lịch sử nước Nam.

Các bộ sách giáo khoa nho học là Tứ thư và Ngũ kinh.  Tứ thư gồm Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử.   Ngũ kinh gồm có Kinh thi, kinh thư, kinh lễ, Kinh dịch và Kinh Xuân thu.  Xã hội Nho giáo dựa trên căn bản ba mối quan hệ căn bản trong đạo làm người (tam cương) là quân thần (vua tôi), phu phụ (chồng vợ) và phụ tử (cha con).  Trong ba mối quan hệ nầy, thì đạo quân thần (vua tôi) là lớn nhất.  Vua là trung tâm của mọi sinh hoạt xã hội, đứng đầu xã hội.
Chế độ quân chủ Hán tộc khác với chế độ quân chủ Tây phương ở chỗ trong nền quân chủ Hán tộc, vua là “con trời” (thiên tử), vừa nắm thế quyền, cai trị đất nước, vừa nắm thần quyền, phong chức thần linh.  Ở Tây phương, vua chỉ nắm thế quyền.  Thần quyền thuộc về giáo hội Ky-Tô.


II.-   PHAN CHÂU TRINH VÀ CÔNG CUỘC LY KHAI VĂN HÓA HÁN TỘC
Như đã trình bày, tuy các triều đại quân chủ dùng chữ Hán làm chuyển ngữ, nhưng người Việt vẫn nói tiếng Việt.  Tiếng Việt là kỳ quan biểu tượng cho tinh thần độc lập của dân tộc Việt.  Từ thế kỷ 17, khi đến truyền đạo tại Đại Việt, các giáo sĩ Ky-Tô giáo La Mã ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La-tinh, sáng chế một văn tự mới là Quốc ngữ.  Lúc đầu, Quốc ngữ chỉ được truyền bá trong khuôn viên giáo đường.  Khi người Pháp xâm chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ làm thuộc địa năm 1874, vì nhu cầu cai trị, người Pháp sử dụng chữ Quốc ngữ.  Trong thuộc địa Nam Kỳ, Pháp bãi bỏ hoàn toàn chữ Hán ngày 1-1-1882, chỉ sử dụng chữ Pháp và Quốc ngữ.

Bảo hộ Trung và Bắc Kỳ năm 1884, do chủ trương khai thác và bóc lột, Pháp giới hạn việc mở mang giáo dục tại vùng đất bảo hộ, chỉ lập một số trường Pháp cần thiết, dạy chữ Pháp để đào tạo lớp quan lại mới cho chế độ mới.  Pháp vẫn để triều đình Huế duy trì thi cử Hán học ở Trung và Bắc Kỳ.

Trong hoàn cảnh đó, qua đầu thế kỷ 20, dầu đã đậu phó bảng Hán học năm 1901, khi dấn thân hoạt động duy tân để mở mang đất nước năm 1904, Phan Châu Trinh (1872-1926) đưa ra chủ trương “chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh”.  Để mở đầu cuộc khai dân trí nhằm chấn dân khí và hậu dân sinh, đầu tiên Phan Châu Trinh vận động từ bỏ “cái học cũ”.  Muốn từ bỏ “cái học cũ”, việc đầu tiên Phan Châu Trinh chủ trương là bãi bỏ việc học chữ Hán, và bãi bỏ việc dùng chữ Hán, đồng thời từ bỏ luôn thi cử Hán học.

Từ  bỏ thi cử Hán học, tức từ bỏ việc học và truyền bá văn hóa Hán tộc.  Lời kêu gọi sĩ tử không tham dự các kỳ thi Hán học hùng hồn nhất là bài “Chí thành thông thánh thi”, do Phan Châu Trinh viết và bài “Danh sơn lương ngọc phú” do Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng cùng viết năm 1905 tại Quy Nhơn.

Thay thế chữ Hán, ông kêu gọi sử dụng Quốc ngữ.  Quốc ngữ gồm 24 chữ cái trong mẫu tự La-tinh, có thể dùng để lắp ghép tất cả các từ ngữ trong tiếng Việt, nên rất giản dị, dễ học, dễ viết, dễ sử dụng, dễ truyền bá văn hóa, tư tưởng, khoa học kỹ thuật.  Tại Quảng Nam, Phan Châu Trinh cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng và các trí thức cấp tiến vận động mở rất nhiều trường dạy Quốc ngữ ngay từ năm 1904.  Trường Dục Thanh ở Phan Thiết và Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội đều do Phan Châu Trinh vận động thành lập. 

Bản thân Phan Châu Trinh cũng làm thơ, viết văn, viết báo bằng Quốc ngữ.
Cuộc vận động của Phan Châu Trinh bắt đầu từ 1904, mà cho đến năm 1919, Pháp mới bỏ các kỳ thi Hán học và cho đến gần cuối đời Phan Châu Trinh, chữ Quốc ngữ mới được chính thức phổ cập ở bậc tiểu học bằng nghị định ngày 18-9-1924 của toàn quyền Martial Merlin.  Từ đây, Quốc ngữ trở thành chữ viết chính thức của người Việt và cũng từ đây xuất hiện nền văn học Quốc ngữ, những tác phẩm văn chương, học thuật, nghiên cứu Việt Nam....

Về xã hội, Phan Châu Trinh kêu gọi bãi bỏ những hủ tục trong văn hóa Hán tộc, bỏ thói để tóc dài (búi tó) theo kiểu người Trung Quốc, bỏ quan niệm thứ tự xã hội theo tứ dân, sĩ nông công thương, mà kêu gọi mọi người cùng nhau học những nghề kỹ thuật, học cách thức buôn bán theo kiểu tây phương.

Về chính trị, Phan Châu Trinh đả kích mạnh mẽ chế độ quân chủ “thiên tử” từ Trung Quốc truyền sang.  Theo Phan Châu Trinh, chế độ quân chủ là một chế độ nhân trị.  Ông giải thích: “Nhân trị nghĩa là cai trị một cách rộng rãi hay nghiêm khắc, chỉ huy tùy theo lòng vui, buồn, thương, ghét của một ông vua mà thôi, pháp luật tuy có cũng như không.”  Do đó, nếu đất nước may mắn gặp một ông vua anh hùng, thì đất nước hưng thịnh, nhưng nếu đất nước không may mắn, gặp một ông vua hôn ám, thì đất nước suy sụp. 

Nói cách khác, chế độ quân chủ là một chế độ tùy hứng cá nhân người cai trị.
Thay vào đó, Phan Châu Trinh đề nghị thành lập chế độ dân chủ pháp trị, có hiến pháp, có quốc hội, có tổng thống và có quyền tư pháp độc lập.  Theo ông, trong chế độ dân chủ pháp trị, “quyền lợi và bổn phận của mọi người trong nước đều có pháp luật chỉ định rõ ràng, không khác gì là đã có đường gạch sẵn, cứ trong đường ấy mà đi tự do, muốn bước tới bao nhiêu cũng không ai ngăn cản, chỉ trừ khi nào xâm lấn đến quyền lợi của người khác thì không được.  Vì đối với pháp luật thì mọi người đều bình đẳng, không có ai là quan, ai làndân cả.” (Phan Châu Trinh, “Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa”.)

Một khái niệm mới được Phan Châu Trinh đưa vào sinh hoạt chính trị Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 là ông đề xướng dân quyền.  Theo ông, dân quyền sẽ là đầu tàu thúc đẩy tất cả những cải cách chính trị, kể cả việc đòi hỏi độc lập từ tay người Pháp vì " dân đã biết có quyền thì việc khác có thể tính lần được."

Như thế, trong 1,000 năm Bắc thuộc, tổ tiên chúng ta đã bị Trung Quốc áp đạt nền văn hóa Hán tộc.  Sau đó, tuy đất nước chúng ta độc lập về chính trị, nhưng lại lệ thuộc văn hóa Hán tộc vì trong gần một ngàn năm độc lập, các triều đại quân chủ chọn chữ Hán làm văn tự chính thức, đưa vào chương trình học thuật các sách vở Trung Quốc,và đã đào tạo tầng lớp trí thức theo văn hóa Hán tộc.  Lớp trí thức nầy làm quan và điều hành xã hội cũng theo văn hóa Hán tộc.

Cho đến khi nền văn hóa Tây phương truyền vào nước Việt, Phan Châu Trinh và các nhà trí thức cấp tiến vào đầu thế kỷ 20 mới thấy rõ nền văn hóa Hán tộc là trở ngại chính cho sự tiến bộ của dân tộc.  Do đó, các ông cương quyết kêu gọi từ bỏ chữ Hán, chấm dứt ý thức hệ quân chủ, dứt khoát ly khai với nền văn hóa Hán tộc, nhằm mở hướng đi mới, canh tân đất nước, tiến lên chế độ dân chủ.

Cuộc ly khai văn hóa Hán tộc do Phan Châu Trinh đề xướng là con đường thiết thực, mở rộng cánh cửa văn hóa cho sự phát triển đất nước.  Nếu không có cuộc mở đường của Phan Châu Trinh, một mặt giới thủ cựu Việt Nam cố duy trì nền văn hóa Hán tộc nhằm duy trì quyền lợi, một mặt người Pháp tránh mở mang văn hóa, làm cho Việt Nam chậm tiến, để dễ bề thống trị, thì nước Việt chúng ta vốn đã chậm tiến, tiếp tục chậm tiến lâu ngày nữa.

Có thể nói, quyết định ly khai văn hóa Hán tộc, chấm dứt việc học chữ Hán, văn hóa Hán, chế độ quân chủ kiểu Hán, đã lót đường cho các phong trào văn hóa, văn học và chính trị từ thời Phan Châu Trinh trở về sau.

Cần chú ý, ngày trước, tuy các triều đình sự dụng chữ Hán làm chuyển ngữ, nhưng các
triều đình hoàn toàn độc lập với vua chúa Trung Quốc.  Ngày nay, chữ Hán không còn được sử dụng, nước nhà tuy nói là hoàn toàn độc lập, nhưng giới lãnh đạo CSVN lại lệ thuộc nặng nề nhà cầm quyền CS Trung Quốc, dâng đất dâng biển cho CS Trung Quốc.  Nếu chữ  Hán vẫn còn được sử dụng, thì mức độ lệ thuộc chắc chắn còn mạnh mẽ nặng nề hơn nữa.

Như thế mới thấy viễn kiến sáng suốt của Phan Châu Trinh cách đây một trăm năm, phải dứt khoát ly khai khỏi văn hóa Hán tộc.

TRẦN GIA PHỤNG(Cali, 27-03-2011)

http://www.hungsuviet.us/index.html
Hành Trang Việt Ngữ:
Sổ Tay Chính Tả và bộ Việt Sử Bằng Tranh
 
Trangđài Glassey-Trầnguyễn
Hình: Phạm Quốc Việt, Phạm Ngọc Lân, Đắc Đinh
  

  1. 1.      Bao năm miệt mài
Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt (CLB Hùng Sử Việt) và Ban Đại Diện các Trung Tâm Việt Ngữ miền Nam Calfiornia (Ban Đại Diện) vừa cho ra mắt “Sổ Tay Chính Tả Tập 1" (STCT) và bộ “Việt Sử Bằng Tranh Tập 1-4” (VSBT). Chương trình ra mắt sách được trực tiếp truyền hình trên Đài SBTN tại Garden Grove, California vào chiều Chúa Nhật, 28 tháng 5, 2017. Đây là một chương trình đặc biệt nhằm giới thiệu các tài liệu tham khảo về tiếng Việt khá quan trọng, nhất là cho việc sử dụng tiếng Việt hằng ngày, từ cách nói đến cách viết. Chương trình bao gồm các phần phát biểu cảm tưởng và văn nghệ sinh động nhằm đề cao những nét đẹp của tiếng Việt.
 

Ban Đại Diện và CLB Hùng Sử Việt đã có buổi họp ngày 26 tháng Ba, 2017 tại Văn phòng Ban Đại Diện thuộc thành phố Westminster, California, để chuẩn bị cho những giai đoạn cuối của việc soạn và in sách, cũng như cho buổi ra mắt sách. Theo biên bản buổi họp do tôi lập, Gs Song Thuận cho biết, “STCT là kết quả hạng thứ, từ việc soạn Tự Điển Việt Nam Hải Ngoại, bắt đầu từ tháng 10-2011 đến nay, đã 6 năm.

Trong lúc làm tự điển, chúng tôi thấy có nhiều chữ chỗi nhau, không giải thích được. Chúng tôi xét 4 phương pháp của ông Lê Ngọc Trụ khi soạn STCT.

Thứ nhất, viết chính tả theo cách nói: nghe sao, viết vậy. Tuy nhiên, trong tiếng Việt có nhiều chữ đồng âm, khó phân biệt; từ ngữ ba miền lại được phát âm khác nhau, không thống nhất được. Do đó, chúng tôi không theo phương pháp 1.

Thứ hai, phải phân biệt nghĩa của hai chữ, như 'châu' và 'trâu.' Chúng tôi chọn phương pháp này.

Thứ ba, chọn theo số đông. Chúng tôi không dùng phương pháp này, vì số đông không phải lúc nào cũng đúng. Thứ tư, viết chính tả theo từ nguyên, ví dụ sà lách (salade), sà bông (savon), etc. Chúng tôi chỉ dùng phương pháp 2 và 4 mà ông Lê Ngọc Trụ đề ra.” Các tài liệu tham khảo trong quá trình biên soạn gồm các tự điển cổ nhất như của Huỳnh Tịnh Của đến mới như Lê Văn Đức. Bác sĩ Đinh Thái Sơn, Chủ Tịch Ban Điều Hành CLB Hùng Sử Việt, đã nhớ lại những tuần lễ miệt mài coi lại bản thảo STCT. Ông tin tưởng, “Quyển sách sẽ có giá trị khi nó theo một phương pháp khoa học.” Gs Song Thuận tán đồng, song cũng đưa ra nhận xét về việc dung hoà giữa khoa học và thói quen. Ông nói, “Tuy nhiên, có nhiều chữ mình phải chấp nhận chữ mà mọi người đã quen. Như khoái trá' đúng ra là 'khoái chá,' chá là chả, ăn ngon quá, là thích, nhưng nhiều người đã quen 'khoái trá' nên không đổi lại 'khoái chá' được.”

Tôi được biết về sinh hoạt của CLB Hùng Sử Việt đã nhiều năm, nhưng mãi đến năm 2013 thì mới liên lạc với hội. Ngày 20 tháng 8, 2013, tôi đã email Gs Song Thuận để bày tỏ lòng biết ơn khi nhận quyển sách "Những Bài Học Lịch Sử" do Gs phổ biến tại Khoá Tu Nghiệp Sư Phạm kỳ thứ 25 năm đó, và rất mừng có được một tài liệu quý giá như vậy cho việc giảng dạy Việt ngữ. Tôi đã ngưỡng mộ những công việc mà Gs vẫn làm trong nhiều năm nay, nhất là khi thấy CLB Hùng Sử Việt ngày càng lớn mạnh và mở rộng đến nhiều cộng đồng Việt Mỹ khác ngoài Quận Cam. Tôi muốn tìm mua quyển "Đềnghị thống nhất cách viết Chữ Quốc Ngữ," và chia sẻ với Gs bài tôi viết theo chủ đề của Khoá năm đó được đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ với tựa đề "giữ tiếng Việt, vững nước Việt." Gs Song Thuận đã hồi âm ngay, và dặn tôi sửa lại vài lỗi đánh máy sai trong "Những Bài Học Lịch Sử." Nhân đó, Gs mời tôi tham gia vào Nhóm Thực Hiện Từ Điển Việt Nam tại Hải Ngoại với buổi họp hàng tháng. Tuy lúc đó tôi có hai con còn nhỏ, mà một cháu còn nằm nôi, nhưng tôi vẫn đến họp để tìm hiểu thêm về công việc của Nhóm. Tôi là người nhỏ tuổi nhất trong nhóm, và là người nữ duy nhất hoặc trong số 2 người nữ có mặt, tuy trong Nhóm có nhiều vị nữ lưu vẫn luôn góp sức cho việc biên soạn qua email.
 
Trong những trao đổi và thảo luận qua email cũng như tại các buổi họp để soạn TĐVNHN và STCT, tôi nhận thấy Nhóm Biên Soạn làm việc với tinh thần tận tâm, nhẫn nại, dân chủ, khoa học, và cầu toàn, nhất là vị chủ biên. Có lần, khi đến họp, tôi mới biết Gs Song Thuận vừa đi soi ruột về, bác sĩ buộc phải nghỉ ngơi, không được ra khỏi giường. Vậy mà ông vẫn đến họp, và tuy vẻ mặt xanh xao, ông vẫn chủ toạ buổi họp và bàn luận rất sôi nổi. Khi có một chữ cần được cân nhắc hay có điều gì cần thảo luận, thì vị Chủ Biên email cho mọi người để trưng cầu ý kiến. Sau đó, nhiều thành viên góp ý kiến cũng như đưa ra những tài liệu tham khảo để rộng đường bàn luận. Những vị trong Nhóm Biên Soạn đa số đều là những chuyên gia thuộc nhiều ngành nghề khác nhau trước 1975, nên tôi thấy, đây là điểm mạnh của Nhóm. Bởi vì khi bàn đến những chữ nào thuộc chuyên ngành gì, thì cũng có người đã sống qua môi trường đó để góp ý cách thực tế, nhất là vì STCT và TĐVNHN nhắm tới những từ ngữ thông dụng trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ, Nhóm đưa vào STCT những chữ không quá thông dụng, nhưng lương tâm nhà giáo buộc phải sửa lại cho đúng. Chẳng hạn trong email ngày 13 tháng Tư, năm 2016, Gs Song Thuận xin ý kiến của Nhóm về chữ ‘chày sương.’ Ông tham khảo 5 quyển tự điển khác nhau, và 3 quyển không nhắc tới chữ này, còn 2 quyển kia thì định nghĩa giống nhau nhưng lại định nghĩa sai. Ban đầu, ông cũng muốn bỏ qua từ "chày sương" vì thấy không thông dụng. Nhưng vì định nghĩa trong 2 tự điển kia đều không chính xác, liệu Nhóm Biên Soạn có cần định nghĩa lại cho đúng không? Sau những đóng góp ý kiến, chữ ‘chày sương' đã được đưa vào STCT với giải thích như sau ở trang 60-61: chày sương: (tiếng văn chương, văn hào Nguyễn Du dùng khi viết Truyện Kiều, dựa theo tích chày ngọc và cối ngọc giã thuốc tiên. Xem ghi chú trong Truyện Kiều): Chày sương chưa nện cầu Lam (ý nói Kim Trọng và Thuý Kiều chưa phải là vợ chồng).

Nếu Nhóm Biên Soạn đã mất sáu năm mới hoàn tất STCT, thì bộ Ban Đại Diện cũng mất nhiều năm để tái bản bộ VSBT. Bộ sách vốn do  
Tác giả Bùi Văn Bảo (thân sinh của cố Nhà báo Bùi Bảo Trúc) thực hiện, bao gồm 30 tập, được in và phát hành tại Canada bắt đầu từ tháng 9 năm 1989 cho đến tháng 12 năm 1990 thì hoàn tất. Sách kết hợp lịch sử và văn hoá Việt Nam, do 20 họa sĩ khác nhau minh hoạ. Trong Tập Một, bộ cũ, với nhan đề “Huyền Sử Đời Hùng,” của Nhà xuất bản Quê Hương, tác giả Bùi Văn Bảo viết: “Việt Sử Bằng Tranh được biên soạn theo đúng diễn tiến liên tục của lịch sử Việt Nam, nghĩa là từ đời Hồng Bàng cho tới nhà Nguyễn Tây Sơn. Như vậy VSBT không phải là những tiểu truyện rời rạc của từng danh nhân một như mấy cuốn truyện tranh đã xuất bản từ xưa đến nay, mà tập trước của VSBT liên hệ đến tập sau một cách chặt chẽ.” Gia đình học giả họ Bùi đã ủy quyền và trao bộ sách cho Ban Đại Diện để tiếp tục phổ biến đến cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là qua việc giảng dạy Việt Ngữ ở khắp nơi. Sau buổi họp hồi cuối tháng Ba, Thầy Đặng Ngọc Sinh đã khoe với tôi Tập I của Bộ VSBT. Thấy hình ảnh màu sắc thật nghệ thuật, tôi hỏi, “Mình tô màu bằng tay hay vi tính, thưa Thầy?” Thầy Sinh đáp, “Cả hai cách, nhưng phần lớn là tô bằng tay, vì có nhiều chi tiết không dùng vi tính được.” Thầy Sinh là người chuyên Toán, nhưng lại được trời phú cho tài vẽ đẹp, nên đã miệt mài trong nhiều năm ‘nhuận sắc' cho hình ảnh minh hoạ của bộ Việt Sử, vốn nguyên thuỷ chỉ là hình phác hoạ trắng đen.
   

  1. 2.      Tài liệu quý báu

Là người đầu tiên phát biểu trong ngày ra mắt sách, Giáo sư Nguyễn Song Thuận đã gửi lời chào trân trọng đến mọi người, “thay mặt Nhóm Tác Giả gồm hàng trăm quý vị trí thức hải ngoại và thầy cô giáo dạy Việt ngữ.” Ông tiếp, “Mỗi dân tộc đều có một tiếng nói riêng. Dân tộc nào cũng trân quý, gìn giữ và  hãnh diện về  tiếng nói của mình. Dân tộc Việt cũng vậy. Tiếng nói được ký hiệu bằng những hình vẽ, hay những chữ cái ghép lại, với mục đích để học hỏi và lưu truyền tư tưởng cho đời sau: Đó là chữ  viết. Chữ viết là một sinh ngữ, có đời sống, từ bán khai  đến chân, thiện, mỹ rồi bị huỷ  diệt hay tái sinh. Theo truyền thuyết, nước ta đã  có chữ viết từ thời lập quốc. Ngày nay ta có chữ nôm trông giống chữ Hán và chữ quốc ngữ trông giống chữ viết của người Âu Mỹ. Chữ quốc ngữ chính là Chữ Việt. Muốn Chữ Việt được thống nhất, trong sáng và đẹp đẽ, Nhóm Thực Hiện Từ Điển Tiếng Việt Tại Hải Ngoại chúng tôi đề nghị một số phương pháp và mẹo luật như sau.
Thứ  nhất: dùng phương pháp so sánh và phân biệt chữ đồng âm và tôn trọng luật tự nguyên, như Học Giả Lê Ngọc Trụ đã đề ra. 
Thứ hai: đề nghị một số "mẹo luật" để dễ nhớ, như mẹo đội mũ phân biệt dấu mũ, mẹo "dùng sức" phân biệt "d đ " hay "gi", mẹo "hỏi, ngã" bằng hai câu thơ: Cô Huyền mang nặng ngã đau, Cậu Ngang sắc mắc hỏi sao thế này…  Sau 6 năm miệt mài nghiền ngẫm, họp bàn, tham khảo hàng chục cuốn Tự Điển và sách giáo khoa trước và sau 1975, cũng như áp dụng các phương pháp khoa học, chúng tôi cho xuất bản cuốn Sổ Tay Chính Tả - Tập 1 này, dưới dạng bảng so sánh, dễ đọc dễ hiểu. Sổ Tay Chính Tả  sẽ dùng làm nền cho cuốn Từ Điển Tiếng Việt xuất bản tại hải ngoại nay mai. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến và đề nghị quý báu của toàn thể  quý vị, ngõ hầu có thể làm cho Chữ Việt mỗi ngày thêm phong phú và trong sáng, xứng đáng là một trong những sinh ngữ  thiết thực, đóng góp cho nền Văn Minh Nhân Loại trên hành tinh này.”
 
Kế đến, Thầy Vũ Hoàng thay mặt cho Ban Đại Diện đã trình bày về nguồn gốc của bộ VSBT, cũng như quá trình tái bản công phu từ bản gốc của nhà giáo Bùi Văn Bảo. Thầy nói, “Thay mặt cho BĐDCTTVNNC, tôi xin được hân hạnh giới thiệu đến quý vi 4 trong số 15 tập sử bằng tranh bộ mới. Nguyên tác của bộ sử nầy gồm 30 tập khổ 5.5"x7.5" do cụ cố nhà Giáo Bảo Vân Bùi Văn Bảo ấn hành. Sau nầy bộ sách đã được gia đình của cụ ưu ái và tin tưởng tặng cho BDD và cho phép chúng tôi được quyền hiệu đính và tái bản, cứ 2 quyển nhỏ trở thành 1 quyển lớn khổ 8.5" x 11", in  trên giấy láng, hình màu tuyệt đẹp và bằng cả 2 thứ tiếng, Việt và Anh, để cho các em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, cũng như người bản xứ có thể đọc và tìm hiểu về Sử Việt Nam. Một vài người đã hỏi chúng tôi rằng, động lực nào, nguồn tài trợ ở đâu và trở ngại nào trong việc hiệu đính và tái phát hành bộ sử mới nầy? Thưa quý vị, ngoài việc tái bản hàng năm sách Giáo Khoa để có đủ tài liệu giảng dạy cho  khoảng 200 các trường trong Hoa Kỳ và ngoại quốc, việc dành ra một số tiền khá lớn để in 4 tập sử bằng tranh đầu tiên cũng là một thách thức lớn đối với  chúng tôi.”

Nhưng vì thấy công việc in lại bộ VSBT là cấp thiết và cần thiết, BĐD đã không ngần ngại dành ra một ngân sách 32 ngàn đô để in bốn tập đầu. Quá trình thực hiện đầy công phu, như Thầy Hoàng kể lại, “Trước hết phải tìm các họa sĩ vẽ lại một số hình và tô màu lại các hình trong sách cho bắt mắt các em hơn. Nhờ người đọc lại toàn bộ và chỉnh sửa lại các lỗi chính tả, các câu văn sao cho gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa và dễ hiểu; tìm các nhà chuyên về dịch thuật để dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng gọn gàng và đầy đủ ý nghĩa. Sau cùng là tìm người layout và nhà in. Những người nầy đã đóng góp công của một cách đáng kể để cho chúng ta có được 4 tập Việt Sử Bằng tranh đầu tiên mà quý vị thấy hôm nay. Một nỗi băn khoăn nữa là không biết các trường, các phụ huynh và những người còn thiết tha với tiền đồ tổ quốc có đón nhận bộ sử nầy hay không? Nhưng dù sao đi nữa thì bộ sử mới cũng phải được cho ra mắt quý vị hôm nay.” Thật ra, sự quan tâm đến bộ Việt Sử vốn đã có từ nhiều năm. Thầy Hoàng nói, “Tôi nhớ cách đây 3 năm, cũng nhân một buổi trực tiếp truyền hình ra mắt bộ sách Giáo Khoa của Ban Đại Diện, chúng tôi cũng đã giới thiệu bộ VSBT nầy và đã được sự ủng hộ nồng nhiệt của quý thầy Cô và phụ huynh từ khắp Hoa Kỳ và Canada. Nhưng lúc đó chúng tôi chưa đủ khả năng tài chánh để thực hiện, nên chúng tôi đã phải xin lỗi và hoàn lại số tiền mà quý vị đã đặt mua.”
 
Giảng dạy lịch sử một cách đúng đắn là một nhu cầu cấp thiết hiện nay, như mọi con dân Việt thao thức về quê hương, dân tộc đều biết. Thầy Hoàng chia sẻ, “Sử phải là một tài liệu được ghi chép một cách trung thực tất cả mọi sự việc đã xẩy ra của một quốc gia từ khi lập quốc cho đến hiện tại, được dùng làm tài liệu tham khảo, được in thành sách dùng để dạy tại các trường học trong nước, và được lưu truyền từ thế hệ nầy đến thế hệ khác. Ngày nay, trẻ em trong nước không còn được học sử nữa. Đây là một âm mưu thâm độc để làm suy yếu tinh thần dân tộc của tuổi trẻ Việt Nam. Các em sau nầy không biết đâu là nguồn cội của mình! Đây là một trong số các chiến lược để xâm chiếm Việt Nam từ Tầu cộng. Tại hải ngoại, chúng ta dạy con em chúng ta biết thế nào là tình yêu quê hương, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, và ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã vì nước quên mình, đã đánh bại hàng loạt các cuộc ngoại xâm từ phương Bắc, và nhất là để nuôi dưỡng ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Kính thưa quý vị, “vô tri bất mộ.” Chúng ta phải dạy con cháu chúng ta về sử nước nhà. Chúng ta phải gieo vào lòng các em tình yêu quê hương, tự hào dân tộc, ghi nhớ công ơn của tiền nhân, của các vị anh hùng dân tộc đã đổ bao nhiêu xương máu để giữ gìn bờ cõi, không để một tất đất, một giọt nước rơi vào tay quân giặc. Quý vị hãy tiếp tay với chúng tôi bằng cách mỗi trường, mỗi Thầy Cô, mỗi nhà nên có một bộ sử bằng tranh để dạy các em biết về lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Hãy đọc sử Việt Nam cho các em thiếu nhi nghe như truyện mẹ kể khi đi ngủ, ngày nầy qua tháng khác nó sẽ thâm nhập vào lòng các em lúc nào không biết. Sự ủng hộ của quý vị cũng sẽ giúp chúng tôi có thêm phương tiện tài chánh để tiếp tục in 11 tập sử bằng tranh còn lại, để không phụ lòng cụ cố nhà giáo Bùi Văn Bảo và gia đình đã tin tưởng và ủy thác cho chúng tôi trong công cuộc bảo tồn và phát huy lịch sử truyền thống của người Việt Nam.”
  
 
Ban Đại Diện cũng mượn dịp này để dâng lên Cụ Cố Bùi Văn Bảo và tỏ lòng biết ơn với đại gia đình họ Bùi. Thầy Vũ Hoàng đã trân trọng mời bà Bùi Mỹ Dương lên sân khấu để nhận bốn quyển Việt Sử Bằng Tranh, một món quà tinh thần đầu tiên mà Ban Đại Diện đã dành nhiều công sức để thực hiện trong năm nay.

  1. 3.      Hành trang giới trẻ
  2. Giáo sư Trần Chấn Trí, một trong ba vị MC điều khiển chương trình ra mắt sách, đã hỏi tôi, “Thưa cô Trang Đài, 23 năm trước đây, cô đã từng là cô giáo dạy Việt Ngữ. Nay cô là nhà nghiên cứu khoa học xã hội và văn học. Chúng ta vẫn thường nghe các bài hát ‘Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời’ của Nhạc sĩ Phạm Duy, hay ‘Học sinh là người tổ quốc mong cho mai sau’ của Nhạc sĩ Lê Thương, hay ‘Cây có cội nước có nguồn, cội nguồn ta trong tiếng nói Việt Nam’ của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Tuổi trẻ và tiếng Việt quan trọng là thế. Vậy tài liệu Sổ Tay Chính Tả và Bộ Viêt Sử Bằng Tranh giúp sẽ gì cho các bạn trẻ?”
  3.  
    Trước hết, tôi đã gửi lời chào đến quý quan khách và khán giả, và cám ơn Thầy Trí đã đặt câu hỏi. Thứ đến, tôi xin trình bày hai điểm chính. Thứ nhất, đây là những quyển sách cần thiết cho việc dạy Việt ngữ ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Trong hơn hai thập niên qua, tôi đã đến nhiều nơi trên nước Mỹ và mười mấy nước trên thế giới để trực tiếp nghiên cứu về kinh nghiệm của người Việt hải ngoại, nhất là qua sự bảo trợ của Chương trình Fulbright thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ở bất cứ nơi nào tôi đến, dù là những nước có ít người Việt như Thụy Điển, đến những nơi có người Việt định cư từ rất lâu đời như ở Pháp, thì tôi luôn thấy việc dạy tiếng Việt được duy trì: cha mẹ dạy con tại nhà, hay đưa con đến học tại các trường Việt Ngữ. Một điều mà mọi người đều quan tâm là làm sao có được những tài liệu có giá trị để dạy tiếng Việt cho các em. Qua kinh nghiệm dạy Việt ngữ từ đầu thập niên 90, qua kinh nghiệm huấn luyện cho các Thầy Cô đang giảng dạy tại các trường Việt ngữ và tại các trường công, và qua việc cố vấn cho các Thầy Cô trong chương trình song ngữ Việt-Anh tại các trường công tại Hoa Kỳ, tôi vẫn đối diện với mối quan tâm này mỗi ngày. “Sổ Tay Chính Tả" và “Việt Sử Bằng Tranh" sẽ đáp ứng một phần nào nhu cầu đó. Hơn nữa, với tình trạng tiếng Việt trong nước bị ô nhiễm như hiện nay, những tài liệu này lại càng trở nên cần thiết cho những ai muốn trao truyền một tiếng Việt trong sáng, thuần tuý cho những thế hệ tiếp nối.
     
    Thứ hai, những tài liệu này sẽ giúp các thầy cô và phụ huynh trẻ rất nhiều trong việc giảng dạy, bảo tồn, và phát huy tiếng Việt tại hải ngoại. 42 năm trước, khi miền Nam thất thủ, không chỉ quê hương chúng ta bị đứt đoạn, tự do bị bẻ gãy, mà chính tiếng Việt thân yêu đã bị đứt gãy, nhất là cho những ai sinh sau ngày 30 tháng Tư như tôi, những người mà tôi gọi là ‘thế hệ mồ côi.’ Mồ côi vì khi chúng tôi chào đời, Cha thì bị bắt đi cải tạo, đi vượt biên, Mẹ thì bị ép đi kinh tế mới, đi lao động thí công cho chính quyền mới. Chúng tôi lớn lên với một tiếng Việt còi cọt, nhồi sọ. Hệ thống giáo dục và truyền thông trên cả nước sau 1975 bị biến thành công cụ tuyên truyền, đưa đến sự đứt gẫy hoàn toàn trong tiếng Việt. STCT và bộ VSBT sẽ cho những người Việt trẻ một hành trang thích hợp và hữu ích để trao dồi và giảng dạy tiếng Mẹ đẻ. Tôi ước gì hai mươi mấy năm trước, mình có được những quyển sách này để dạy tiếng Việt cho các em. Hơn nữa, chúng ta cần khẳng định là mình đang dạy tiếng Việt tại hải ngoại, và vì vậy, tiếng Việt này cần phản ánh kinh nghiệm của người Việt tỵ nạn và di cư; và tiếng Việt này khác với tiếng Việt trong nước hiện nay. Thêm vào đó, sau hơn bốn thập niên định hình, cộng đồng hải ngoại tiếp tục nhìn thấy nhiều người trẻ dấn thân và đảm trách những vai trò lãnh đạo. Các Thầy Cô trẻ trong tương lai gần cũng sẽ tiếp nối những thế hệ Việt Ngữ đầu tiên trong việc điều hành và phát triển phong trào Việt Ngữ hải ngoại. Năm nay, Ban Đại Diện sẽ tổ chức Khoá Tu Nghiệp Sư Phạm kỳ thứ 29 vào cuối tháng Bảy với chủ đề “Tiếng Việt Truyền Thống đối với các Thầy Cô trẻ.” Nên ‘Sổ Tay Chính Tả’ và ‘Việt Sử Bằng Tranh’ được xuất bản vào thời điểm này thì thật là tuyệt vời! Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu quý Thầy Cô, quý phụ huynh, mỗi gia đình người Việt cùng mua những tài liệu này và ghi danh đi tu nghiệp để giúp con em mình học tiếng Việt và tạo điều kiện cho Ban Đại Diện tiếp tục thực hiện những tập còn lại của bộ sách sử.

  4. http://www.hungsuviet.us/index.html

Wednesday, October 4, 2017

Ngôn Ngữ (tt)

Tự điển tiếng Việt mới
Tác Giả: Đào Văn Bình.
Đôi Lời Phi Lộ:

Bất cứ một dân tộc nào nếu đã hình thành một nền văn học, đều có hai loại văn chương bác học và văn chương bình dân.
Ngôn ngữ cũng có ngôn ngữ trí thức và ngôn ngữ đường phố. 
Phê bình văn học, phê bình cách sử dụng ngôn ngữ là điều phải có để đất nước tiến lên. 
Trước đây ở Miền Nam, một số nhà văn, nhà báo dùng chữ hay viết văn không đúng cũng đã bị phê phán chứ không phải muốn viết gì thì viết. 
Ngày nay, ngôn ngữ ít học, đứng bến, mánh mung, đường phố giống như cỏ dại lan tràn rất nhanh vì nó được phổ biến qua các bản tin, báo chí, các trang điện tử, truyền hình, đài phát thanh, các diễn đàn… cho nên nó dễ dàng giết chết ngôn ngữ “văn học” thường phải xuất hiện qua sách vở. Nếu không ngăn chặn kịp thời, loại ngôn ngữ lai căng, bát nháo, quái đản sẽ trở thành dòng chính của văn học…và khi đó thì hết thuốc chữa. Việt Nam ngày nay đang đứng trước thảm họa đó! Ngoài ra, “văn dịch” phần lớn từ các bản tin tiếng Anh của những người không rành tiếng Anh lại kém tiếng Việt đã phá nát cú pháp (văn phạm) Việt Nam. 
Hiện nay radio Việt Ngữ đã góp phần rất lớn vào việc tàn phá tiếng Việt truyền thống.
Xin nhớ cho, thay đổi mà tốt hơn, hay hơn thì người ta hoan nghênh. Thay đổi mà xấu, tệ hơn là phá hoại. Ngoài ra, không có gì “lớn” cho bằng “cầm bút” nhưng cũng không có gì “xấu xa” cho bằng viết bậy, viết nhảm, viết sai sự thật và nhất là phá hoại ngôn ngữ truyền thống của dân tộc. Sau hết, tôi xin nhắc những người làm báo trong nước và cả radio tiếng Việt: Dân đường phố, mánh mung, đứng bến vì ít học cho nên ăn nói bậy bạ. Nhà báo là người có học phải hướng dẫn “đường phố” để họ từ từ tiến lên, ăn nói mẫu mực, viết cho đàng hoàng, thế nhưng lại chạy theo “đường phố” để phá nát tiếng Việt. 
Thật đáng buồn!

Dưới đây là bảng so sánh tiếng Việt truyền thống và tiếng Việt đổi đời xếp theo thứ tự A,B,C…
-Ăn uống trở thành ẩm thực. Thói quen/cách ăn uống trở thành văn hóa ẩm thực, giống như mấy ông Ba Tàu ở Chợ Lớn nói chuyện với nhau năm xưa. Các “món ăn miền Bắc” trở thành “Ẩm thực miền Bắc”. Người ta thích là thích các “món ăn” miền Bắc chứ miền Bắc có đồ uống (ẩm) gì ra hồn đâu mà thích? Rồi nào là, “Du khách nước ngoài tham gia tour trải nghiệm ẩm thực tại Hội An” (Báo Sài Gòn Giải Phóng). Thực ra câu chuyện chỉ là, “Du khách ngoại quốc vừa du lịch vừa thưởng thức các món ăn ở Hội An” nhưng lại viết dưới dạng cầu kỳ vì ít học. Xin nhớ cho ăn uống không phải là văn hóa vì loài thú cũng ăn uống. Con hổ sau khi ăn thịt con nai xong bèn ra bờ suối uống nước. Nhưng nếu biết nấu nướng cho đàng hoàng, lịch sự, biết mời chào nhau thì nó là một nét của văn hóa.

-Ăn mặc dâm ô, ăn mặc hở hang, ăn mặc bẩn mắt trở thành ăn mặc phản cảm. Một hình ảnh gây bất binh, xúc phạm, khó chịu cho người ta cũng gọi là phản cảm. Chỗ nào cũng thấy phản cảm và không còn một tính từ nào khác. Ăn mặc phản cảm là ăn mặc thế nào? Chẳng hạn một cô gái đến chùa “ăn mặc phản cảm” thì cô gái đó ăn mặc ra sao? Hoặc váy ngắn quá, hoặc áo hở vú, hở lưng, hoặc mặc quần đùi (short) hoặc mặc đồ mỏng dính (bây giờ gọi là xuyên thấu) thì phải nói ra cho người ta biết chứ. Tiếng Việt trong nước càng ngày càng trở nên nghèo nàn và kho tàng ngôn ngữ truyền thống sẽ chỉ còn một nửa hay bị hủy diệt bởi những chữ như: hoành tráng, phản cảm, giải mã, kinh điển, ấn tượng, sốc, kịch tính, kịch bản, cơ bản, thi công, xử lý, nóng (hot), khắc phục, tiếp cận … Những danh từ đơn giản, thuần Việt do tổ tiên sáng tạo cả ngàn năm nay từ từ biến mất để thay thế bằng tiếng Tàu nhức đầu, lạ hoắc… và quá nhiều tiếng lóng, tiếng Tây, tiếng Anh “ba rọi” chen vào.
-Bạch phiến trở thành ma túy đá
-Bài giải, đáp số trở thành đáp án. Thật điên khùng quá mức! Thí dụ: “Đáp án bài toán lớp 7 thử tài tư duy” (VnExpress). Làm toán mà “tư duy” cái gì? Chì cần nói “giỏi toán”. Câu văn gọn gàng, sáng sủa mà không bắt độc giả phải “tư duy” sẽ là: “Thử tài các bạn. Hãy giải một bài toán Lớp 7.” Nghe nói VnExpress là tờ báo điện tử được nhà nước/chính phủ cấp bằng khen.

-Bài giảng trở thành giáo án. Soạn bài giảng trở thành “soạn giáo án”. Nghe thấy mà ghê!
-Ban nghi lễ trở thành ban lễ tân (ông nào chế ra chữ này chắc trước đó có học ở bên Tàu thời Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình). Xin nhớ,”lễ tân” chỉ là tiếp khách. Còn “nghi lễ” là cả một thể thức có khi vô cùng phức tạp để hoàn tất một buổi lễ lớn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia.
-Bản tiếng Việt, bản tiếng Anh, bản tiếng Hoa (cùa một tờ báo) trở thành phiên bản tiếng Việt, phiên bản tiếng Anh, phiên bản tiếng Hoa. Mở các Từ Điển English-Chinese Dictionary ra sẽ thấy người Tàu định nghĩa “copy” là phiên bản. Thậm chí “version” là bản mô phỏng, phỏng theo cũng trở thành phiên bản. Đúng là “điếc không sợ súng”. Không được đi học, không hỏi người lớn, không tra từ điển, không nghiên cứu mà cứ viết, cứ nói. Một đất nước, một cộng đồng như vậy thật đáng sợ! Dân tộc Nhật tiến lên là họ biết xấu hổ (Khổng Tử gọi là tu ố). Khi biết mình sai, họ rất xấu hổ và có khi phải tự sát. Một dân tộc mà không biết xấu hổ thì hết thuốc chữa.
-Bàng hoàng, choáng váng, hết sức ngỡ ngàng trở thành sốc (shock)
-Bánh xe/vỏ xe trở thành lốp
-Bao gồm, bao hàm, hàm chứa (một số vấn đề) trở thành nội hàm. Ông nào dùng hai chữ này chắc là viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học,Văn Chương và Ngôn Ngữ Việt Nam.
-Bảo đảm trở thành đảm bảo, bảo hành. Xe cộ, món đồ, máy móc được bảo đảm (warranty) trong bao lâu trở thành bảo hành. Hành nghĩa là làm, làm gì ở đây mới được chứ?
-Bảo trì, giữ gìn trở thành bảo quản
-Bắp thịt trở thành cơ bắp. Biểu diễn/khoe bắp thịt trở thành biểu diễn cơ bắp. Phô diễn sức mạnh quân sự cũng gọi là biểu diễn cơ bắp. Đúng là loại ngôn ngữ đường phố, bát nháo, đứng bến, mánh mung.
-Bắt ngay trở thành bắt khẩn cấp, bắt nóng. Trong nước cái gì cũng nóng hay lạnh. Ngôn ngữ truyền thống sẽ lần hồi diệt chủng. Thưởng ngay trở thành thưởng nóng! Thế mới hay ngu dốt mà làm văn hóa thì nguy hại ngàn đời!
-Bên trong (của chiếc xe hơi) biến thành nội thất! Đúng là tiếng Việt kiểu cung vua phủ chúa.
-Bệnh viện nhi đồng cắt cụt chi còn bệnh viện nhi trong khi từ điển trong nước nói rằng chữ “nhi” không bao giờ đứng một mình. Nó phải đi kèm với một chữ khác. Như vậy Tết Nhi Đồng giờ đây chỉ còn Tết Nhi! Đúng là chữ nghĩa quái đản, muốn viết gì, nói gì thì nói.
-Bích chương (dán lên tường) trở thành Áp-phích
-Biến cải, thay đổi trở thành cải tạo. Thí dụ: Trung Quốc cải tạo bãi đá ngầm thành đảo. Trong nước nên bỏ hai chữa “cải tạo” vì nó gợi lại hình ảnh cả triệu quân-cán-chính VNCH bị “tù cải tạo”.
-Biển, tấm bảng trở thành Pa-nô (Panneau)
-Biểu ngữ trở thành Băng-rôn (Bande de role)
-Bình điện trở thành bình ác quy, nạp điện trở thành sạc (charge)
-Bổ túc, trau dồi (kiến thức) trở thành bồi dưỡng (giống như ăn uống để lấy lại sức sau cơn bệnh)
-Bộ đôi, một đôi, một cặp (hai người) trở thành cặp đôi (bốn người)
– Bộ mặt, dáng vẻ biến thành ngoại hình. “Cô ta có dáng vẻ đẹp” nay biến thành “ Cô ta có ngoại hình đẹp”. Ai dùng hai chữ “ngoại hình” chắc chắn không được cắp sách đến trường hoặc du học Trung Quốc cho nên tiêm nhiễm tiếng Tàu.
-Buổi trình diễn văn nghệ trở thành show. Ca sĩ hát một lúc hai, ba phòng trà gọi là “chạy show”. Ngày xưa các chiêu đãi viên ở các phòng trà đang tiếp khách này, xin lỗi chạy qua tiếp khách kia gọi là “chạy bàn”.
-Buồn nản, chán đời (depressed) trở thành trầm cảm . Sao dùng chữ khó khăn quá vậy? Nếu tôi là một tâm lý gia, một bệnh nhân tới nói, “Thưa bác sĩ, tôi cảm thấy buồn nản, chán đời” thì tôi hiểu ngay. Nhưng nếu bệnh nhân nói, “Tôi bị trầm cảm” thì tôi sẽ phải hỏi lại, “Ông/bà nói thêm về tình trạng tâm lý của ông/bà thế nào.” Ngoài ra, từ điển Việt Nam trước và sau 1975 không hề có hai chữ “trầm cảm”.
-Buồng lái /phòng lái trở thành cabin. Thậm chí khoang hành khách trên máy bay cũng gọi là cabin (BBC tiếng Việt)
-Cà-phê cứt chồn trở thành cà-phê chồn. Những người đang chế “cà- phê cứt chồn” có lẽ trước 1975 họ chưa hề biết gì về loại cà-phê này cho nên bây giờ mới gọi đó là “cà-phê chồn”.
-Cách chức, bãi chức, cất chức biến thành miễn nhiệm. Trong nước không phân biệt được thế nào là nhiệm vụ thế nào là chức vụ. Nhiệm vụ là các việc hay bổn phận phải làm. Còn chức vụ là quyền hạn, địa vị để làm những việc đó. Thí dụ: Tổng thống là chức vụ. Còn nhiệm vụ của tổng thống là thi hành luật pháp, đối nội đối ngoại để bảo vệ quyền lợi của đất nước trên khắp thế giới…có cả ngàn việc. Ngoài ra, người ta chỉ nói mãn nhiệm kỷ (hết nhiệm kỳ) chử không ai nói miễn nhiệm. Miễn có nghĩa là “không” hay “không phải”. Thí dụ: Miễn thuế là không phải đóng thuế. Miễn dịch là không phải nhập ngũ. Miễn tố là không truy tố. Miễn chiến bài là treo bảng không đánh nhau. Miễn lễ là không cần thủ lễ. Do đó, miễn nhiệm có thể gây hiểu lầm là miễn trừ trách nhiệm cho ai đó.
-Căn bản, chính yếu biến thành cơ bản. Hai tiếng cơ bản được dùng tràn lan trong mọi lãnh vực. Thí dụ: “Mọi việc gần như /hầu như đã hoàn thành”, bây giờ trong nước, từ nhà quê đến con nít đều nói, “Mọi việc cơ bản đã hoàn thành.” Giống như ông “Thạc Sĩ” nói chuyện vậy. Nhức đầu quá!
-Căn nhà trở thành căn hộ. Căn nhà đắt giá trở thành căn hộ cao cấp. Gia đình trở thành hộ dân. Nghe lạ hoắc, giống như người Tàu nói chuyện với nhau.
-Cảng bốc dỡ các kiện hàng trở thành cảng container
-Căng thẳng thần kinh trở thành stress. “Gác chân lên tường 10 phút mỗi ngày để xả stress” (VnExpress) Nói như thế người ta mới nể vì tưởng mình là dân Mỹ, hoặc các chữ “căng thẳng thần kinh/căng thẳng đầu óc” đã bị xóa mất trong ngôn ngữ Việt Nam?
-Cao cấp trở thành cấp cao (BBC tiếng Việt): Cố vấn cấp cao. (Thích đảo ngược chữ nghĩa để làm ra vẻ mình khác đời)
-Cao Học (Master Degree) trở thành Thạc Sĩ (Agregé) trên Tiến Sĩ. Trước 1975, muốn có bằng Thạc Sĩ, sau khi đậu bằng Tiến Sĩ (Doctor) phải thi để trở thành Giáo Sư Thực Thụ của các đại học. Miền Nam trước 1975 chỉ có vài giáo sư Thạc Sĩ như GS. Vũ Văn Mẫu, GS. Nguyễn Cao Hách, GS. Vũ Quốc Thúc, GS. Phạm Biểu Tâm và Giáo Sư Phạm Hoàng Hộ nhưng Tiến Sĩ thì khá nhiều. Ngày nay, ở Việt Nam, hang cùng ngõ hẻm, xã ấp nhan nhản Thạc Sĩ. Ngày xưa “Ra ngõ gặp anh hùng”. Ngày nay “Ra ngõ gặp Thạc Sĩ”. Thật kinh hoàng!
-Cầu thủ nước ngoài trở thành ngoại binh. Thí dụ: “Ngoại binh nổ súng, Sài Gòn FC quật ngã SHB Đà Nẵng” (Đài Tiếng Nói Việt Nam VOV). Đọc tiêu đề giật mình tưởng lính Nga, lính Mỹ, lính Tàu tiến vào tấn công Việt Nam.
-Cặp tức hai người trở thành cặp đôi=bốn người. Nếu có học sẽ nói bộ đôi /một đôi tức hai người. Vì không có học cho nên nói cặp đôi tức bốn người. Xin nhớ cho đôi là hai người như đôi bạn, đôi lứa, đôi nơi, đôi ngả. Cặp cũng là hai người. Cặp gà=hai con gà, cặp bánh chưng=hai chiếc bánh chưng, đóng cặp=hai tài tử thường đóng chung với nhau. Như thế, “cặp đôi” là bốn người chứ không phải hai người.
-Câu độc giả, câu khách trở thành câu view. Lai căng mất gốc.
-Cây trở thành cây xanh. Trồng cây trở thành trồng cây xanh. Chặt cây trở thành chặt cây xanh. Đúng là tiếng Việt đổi đời! Nếu theo đúng loại tiếng Việt đổi đời này thì phải nói: Chúng tôi vừa trồng 100 cây phượng xanh, 50 cây cau xanh , 50 cây dừa xanh và khoảng10 cây chuối xanh. Rồi các loại cây ăn trái như ổi, nhãn, soài, đu đủ…trở thành “cây trồng”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Cây nào mà chẳng phải trồng. Thậm chí hành, ớt, tỏi, cũng phải trồng. Thêm chữ “trồng” là điên rồ.
-Cây cảnh, cây kiểng trở thành bonsai . Nếu cây trồng trong vườn, công viên cắt tỉa theo kiểu cây cảnh/kiểng thì không thể gọi là bonsai vì bon sai là bồn tài – nghĩa là “trồng trong chậu”. Bồn là chậu, tài là trồng.
-Chảo không dính trở thành chảo chống dính. Trong nước cái gì cũng chống, Chẳng hạn, thay vì nói, phòng ngừa ung thư lại nói phòng chống ung thư. Thay vì nói bài trừ ma túy lại nói phòng chống ma túy tức chỉ phòng ngừa và chống lại chứ không bài trừ, tiêu diệt. Rồi “Làm thang sắt để tránhlấn chiếm vỉa hè” trở thành “Làm thang sắt chống lấn chiếm vỉa hè”. (Báo Thanh Niên) Cũng giống như “Tôi đội nón để tránh nắng/che mưa nắng” nay trở thành “Tôi đội nón để chống nắng”. Thật ngu đần! Làm sao chống được nắng? Chỉ có che nắng hoặc tránh nắng mà thôi.
-Chạy tin giật gân/đưa tin giật gân/ đưa lên tin hàng đầu trở thành chạy tít, giựt tít.
-Chết trở thành tử vong. Tai nạn làm bốn người chết trở thành tai nạn khiến bốn người tử vong. Nói vậy mới tỏ ra mình giỏi tiếng Tàu à quên “tiếng Trung”.
-Chết bất ngờ, chết đột ngột trở thành đột tử. Ngã quỵ, ngất xỉu trở thành đột qụy.Thích dùng chữ nghĩa khó khăn mà kêu gào tiếng Việt trong sáng.
-Chết đuối trở thành đuối nước. Cả ngàn năm nay cha ông mình, văn chương đều dùng hai chữ “chết đuối” sao bây giờ bịa đặt thêm để làm gì? Đổichết đuối ra đuối nước có làm cho đất nước mình biến thành Mỹ, Âu Châu, Nhật Bản không? Một trăm năm nữa cũng chưa chắc bằng Tân Gia Ba. Hãy đổi đầu óc, lối sống sao cho đàng hoàng, tử tế, chân thật và có trách nhiệm. Đừng làm xáo trộn gia tài ngôn ngữ của tổ tiên.
-Chi tiền, trả tiền trở thành chi trả. Sao rắc rối quá vậy?
-Chiến cụ, vật dụng chiến tranh trở thành khí tài. Từ điển Việt Nam trong nước không có danh từ “khí tài”.
-Chính sửa, cắt xén trở thành photoshop
-Cho lãnh sự tiếp xúc/gặp gỡ trở thành “tiếp xúc lãnh sự” (VOA, BBC và các bản tin trong nước). Đúng là tiếng Việt đổi đời.
-Cho máy chạy lại, mở máy lại (restart) trở thành tái khởi động. Đúng là dốt hay nói chữ.
-Choáng váng, choáng ngợp chỉ còn choáng . Bát nháo quá đỗi! Đây là ngôn ngữ của bọn đứng bến, mánh mung hay buôn lậu. Thế nhưng loại chữ bát nháo này lại được phổ biến lan tràn trên các diễn đàn Yahoogroups ở hải ngoại.
-Chữ nghĩa trở thành con chữ. Thí dụ: Nhà văn bắt đầu từ những con chữ. Nếu thế thì các triết gia bắt đầu từ những con tư tưởng. Các nhà tâm lý bắt đầu từ con phân tích (sự phân tích)
-Chưa đầy đủ, còn thiếu sót, còn nhiều khuyết điểm trở thành bất cập. Đọc đoạn văn “Việc xử lý xe quá tải vẫn còn nhiều bất cập” tôi thật sự không hiểu người viết muốn gì. Trong nước thích dùng những chữ “bí hiểm” chỉ có mình hiểu, không ai hiểu cả hoặc để che dấu sự thật. Chẳng hạn Miền Nam trước đây giảng dạy môn Việt Văn (Vietnamese Language) cho học sinh từ Tiểu Học tới Trung Học. Ngày nay các ông trong nước đổi thành Ngữ Văn. Nhưng định nghĩa thế nào là Ngữ Văn thì giải thích lung tung. Một số giải thích: “Ngữ Văn”: Ngữ là ngôn ngữ (Language), Văn là văn học (Literature) là nghành học nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Trong khi đó Ô. Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Đỗ Ngọc Thống lại nói rằng đó là môn giống như đang được giảng dạy ở Trung Quốc, “Chúng tôi lấy tên Ngữ Văn vì cho rằng nó có thể bao quát chung cho cả ngữ và văn.” Giải thích như ông này thì thà không giải thích còn hơn. Ngữ văn là ngữ và văn thì chẳng khác nào văn chương là văn và chương. Thế mà cũng khoe bằng Tiến Sĩ. Đã bao quát nghĩa là bao gồm rồi, lại còn chung. Ông này nên học lại Việt Văn bậc Trung Học.
-Chứng tỏ được trở thành khẳng định. Thí dụ: Thay vì nói,”Diễn viên X chứng tỏ được tài năng của mình” lại nói, “Diễn viên X đã khẳng định được tài năng”. Đúng là ngôn ngữ lộn sòng. Khẳng định là xác định một cách mạnh mẽ một sự kiện, một lời tuyên bố. Còn tài năng thì phải chứng tỏ cho người ta thấy.
-Chương trình giảng dạy trở thành giáo trình. Nghe nói thấy mà mệt!
-Có thể (possible, may happen) trở thành có khả năng.Thí dụ: Trời có thể mưa trở thành trời có khả năng mưa. Trên diễn đàn của người Việt hải ngoại 25/1/2016: “Trung Quốc có khả năng trả đũa Hoa Kỳ ở Biển Đông”. Tôi không rõ người viết tiêu đề này muốn nói, “Trung Quốc có đủ sức mạnh/khả năng đề trả đũa Hoa Kỳ” hay, “Trung Quốc có thể (possible, may) sẽ trả đũa Hoa Kỳ”. Xin thưa, khả năng (capable) là năng lực của một người. Thí dụ: Ông ta không có khả năng làm việc.
-Có tổ chức, có học, có nghiên cứu, quy củ, đâu vào đó trở thành bài bản. Chỗ nào cũng nghe nói “bài bản”. Cả dân nuôi cá, nuôi tôm, trồng cây ăn trái, mò cua bắt ốc cũng nói “bài bản”.
-Cô lập / để riêng ra trở thành cách ly.
-Cô ta có đôi mắt đẹp trở thành Cô ta sở hữu đôi mắt đẹp. Sao nói năng cầu kỳ quá vậy?
-Coi trọng trở thành trọng thị. Tiếp đón long trọng trở thành tiếp đón trọng thị. Xin nhớ cho “thị” là coi, nhìn. Trọng thị là coi trọng. Một buổi lễ không thể là “coi trọng” mà phải là “long trọng” hoặc “trọng thể”.
-Cờ bạc lớn, sát phạt lớn, có tổ chức trở thành đánh bạc quy mô (Báo Tuổi Trẻ). Thật lạ đời, đánh bạc mà cũng quy mô như các sòng bài ở Las Vegas vậy. Đúng là dốt hay nói chữ.
Cỡ lớn, cỡ nhỏ biến thành kích cỡ lớn nhỏ. Tôi không hiểu sao lại phải thêm chữ “kích” vào đây trong khi nói cỡ lớn, cỡ nhỏ là người ta đã hiểu và hiểu cả ngàn năm nay. Nghe các nông dân ở Miền Tây (bây giờ gọi là Nam Bộ) nói hai chữ “kích cỡ” tôi vừa cười vừa rơi nước mắt vì dân Miền Nam trước đây chết hết cả rồi!
-Con đường, đoạn đường biến thành tuyến đường. Xin nhớ cho “tuyến” nghĩa là đường. Thí dụ: Cát tuyến=Đường cắt. Trung tuyến=Đường ở giữa. Trực tuyến=Đường thẳng đứng.
-Công nhân đổi đời thành lao động. Rồi chủ nhân trở thành người sử dụng lao động. Thí dụ: “Xí nghiệp A có 2000 lao động.” Trong khi từ điển tiếng Việt trong nước định nghĩa lao động là “Sự khó nhọc đem ra để làm việc như giới lao động”.
-Công du trở thành thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Chỉ cần nói, thủ tướng…sẽ công du Hoa Kỳ là người ta hiểu rồi…còn bày ra thăm chính thức, thăm cấp nhà nước. Công du (state visit) là đi thăm một quốc gia khác vì việc công, việc của đất nước, việc của chính phủ. Chẳng lẽ ông Chủ Tịch Nước đi chơi, thăm cấp tỉnh, cấp bộ, cấp xã sao? Thật quái đản!

HỘI TẾT TRUNG THU 2017 DO NHÀ VIỆT NAM TỔ CHỨC

Rước Đen Tháng Tám̀ - Tài Năng Trẻ CLB TNS - CT Tết Trung Thu - 23...

Tuesday, October 3, 2017

Bài Học về Gia đình



CLIL Language: Vietnamese
CLIL Discipline/ Subject Area: History – Geography – Visual Art – Vietnamese Language
MODULE TITLE: My Family
Year level: Kindergarten
Total Number of Lessons: 5  lessons of 50 minutes
Prior Knowledge:
* from Term 1 program: My School – Parents take them to the school everyday

All of students had developed an understanding of who they are by exploring what they have in common with others, and what is unique.

Goals for the Unit:
Content Goals:
Students identify and describe the natural, managed and constructed features of places at a local scale and recognise that people describe the features of places differently. They identify where features of places are located and recognise that spaces can be arranged for different purposes. Students identify changes in features and describe how to care for places.
Language Goals
Students respond to questions about familiar and unfamiliar places by collecting, recording and sorting information from sources provided. They represent the location of different places and their features on pictorial maps and present findings in a range of texts and use everyday language to describe direction and location. They reflect on their learning to suggest ways that places can be cared for.
Teaching Objectives (4Cs) / Learning Intentions :
Content (is the subject or the project theme)
o   What will I teach?
o   What will they learn?
o   What are my teaching objectives?
o   What are the learning outcomes?

Communication (L3s)
Language Of Learning
ü  Specialised vocabulary and phrases?

Language For Learning
ü  What kind of talk will they engage in?
ü  What about the language of tasks and classroom activies?
ü  What about discussion and debate?

Language Through Learning
ü  Determine language function and notions they use to work with the content?
ü  Check out key grammatical coverage of a particular tense of feature – eg. Comparatives and superlative?
Cognition
§  What kind of questions must I ask in order to go beyond ‘display’ questions?
§  Which tasks will I develop to encourage higher order thinking – what are the language (communication) as well as the content implications?
§  Which thinking skills will we concentrate on which are appropriate for the content?

Culture:
v  What are the cultural implications of the topic?
v  How does the CLIL context allow for ‘value added’?
v  How does this connect with the all Cs
Learning Outcomes / Success  Criteria’s :
By the end of this unit learners will be able to:
Ø  record their observations using picture, words or photographs
Ø  provided their oral and written responses about the big question
Ø  develop language to describe location, direction and features of places

Assessment Tasks:
·         Use of assessment for learning procedures which relate to process rather than outcomes (for)
·         Check sequencing of tasks (as)
·         Unit Examination (of)

Resources:
-          Visual learning
-          iPad games & Card games
-          Small write boards
-          Booklist
Cross Curricular
Quality Teaching
Cross-curriculum Priorities
¨ Aboriginal &Torres Strait Islander histories & cultures
¨ Asia & Australia’s engagement with Asia
¨ Sustainability

General Capabilities
¨ Critical & creative thinking
¨  Ethical Understanding
¨ Information & communication technology
¨  Intercultural Understanding
¨ Literacy
¨ Numeracy
¨ Personal & social
Other learning across the curriculum areas
¨ Civics & citizenship
¨ Difference & diversity
¨ Work & enterprise
Intellectual Quality
¨Deep Knowledge (DK)
¨Deep Understanding (DU)
¨Problematic Knowledge (PK)
¨Higher-Order Thinking (HT)
¨Metalanguage (M)
¨Substantive Communication (SC)
Quality Learning Environment
¨Explicit Quality Criteria (EQC)
¨Engagement (E)
¨High Expectations (HE)
¨Social Support (SS)
¨Student Self-Regulation (SR)
¨Student Direction (SD)
Significance
¨Background Knowledge (BK)
¨Cultural Knowledge (CK)
¨Knowledge Integration (KI)
¨Inclusivity (I)
¨Connectedness (C)
¨Narrative (N)
Differentiated Learning & Adjustment
Differentiation - All students will be expected to join in and participate and play a role in this unit.  During reading, teacher will adjust vocabulary used and provide additional explanation to assist students to make links to current knowledge. For some activities students who require support will be placed in a group working on a task with the teacher. Written activities may be substituted with joint construction with the group and teacher.
Adjustments: Support students are allowed to use computers to complete set tasks. They also get extra assistance from their teacher.
Native 1 - core

1.       Spelling: 10 Words
2.       Reading: sentences & short text
3.       Writing:  make a sentence

Native 2 - extension

1.       Spelling: 15 words
2.       Reading: long text & story
3.       Writing: write the short paragraph

Non- native - support

1.       Spelling: 5 words
2.       Reading: Phonic (Read sentence with teacher’s support)
3.       Writing: Camera work

ACTIVIIES IN EACH LESSON                                                                                                                          
Lesson 1

Sorting  and describing features of places

Time:
Week 3&4
Teacher role
·   Select a range of photos for children to sort. Find a suitable mode for communicating this activity.  The Student booklet can be used electronically by children to insert photos.
·   Provide guidance to assist children to annotate or describe features of places.
·   Use sensory prompts to assist children to build descriptions.
Use Assessment resource: Sample field trip photos to support Section 1

Communicating
‘Looking at your map, can you tell me about some of the features that you can see on your map?’ 
(Point to a feature on the map.)
‘What do you see?’
‘Which features are natural?’
‘Which features are managed?’
‘Which features are constructed?’








Vietnamese phonic Lesson

L: lá, làm, lò, lỗ, lớn, lẹ, lê, lì, ly, lu, lư

X: xe, xê, xá, xây, xù, xử dụng, xô, xì


Spelling list (Textbook)
-              Guided Reading
-              Guided Writing
-              Interactive Writing
-              Independent Writing 
Learner Activity
Child role
Children use photographs collected to:
o sort them into categories — natural, managed and constructed features of places
o describe the features of places using the prompts in the table and word walls on display.



Words to describe features
school canteen
native trees
native animals
mowed grass
tall weeds
groundskeeper’s shed
equipment to play on
rows of trees
bird nest
painted rubbish bins
concrete path
planted by people
built by …
always there/here
cared for by
not changed

Focus Language task
Analyse
·   Work in Pair to discuss what is a meaning of the word

Add
·   In small group: Look at the pictures of different words related to the topic
·   Whole Class: create the new vocabulary list (10’)
·   Whole class: Read the model sentences (5’)

Apply – Rotate (15’ each) *****

Writing activity:
·   Task 1: Spelling / camera words: copy the new vocabularies into the workbook (depend on their levels)
·   Task 2: Unjumble the model sentences then copy them into a workbook and draw the picture to match its meaning
·   Task 3: Create a new sentence by themselves

Research activity: Research on the internet or newspaper about the significant places

Guide Reading activity: (the phonic or text book) with teacher

Free choice: snap games, whiteboard writing, quietly reading …

Reflection time: 1 good thing that they have learnt + 1 thing they need to improve (5’)

Register and Evaluation
Lesson 2

Representing and communicating

Time:
Week 5&6
Teacher role
Use the Assessment resource: Recording device — communicating to interview children.
Use the responses to questions to gather evidence of use of geographic terms, including positional and directional language.
Communicating
Can you describe the direction and location of
natural features?
managed features?
constructed features?


Vietnamese phonic Lesson

N: nơi chốn, no, nó, nóng, nằm. na, nấm, nụ

V: vị trí, vở , vẽ, vô, với, và


Spelling list (Textbook)
-              Guided Reading
-              Guided Writing
-              Interactive Writing
-              Independent Writing 


Positional and directional Language:
left
right
opposite
around the corner
forwards
backwards
beside
near
above
north
next to
south
east
west
start
finish (stop)

Child role
Children use the exemplar provided to:
o    draw and label a pictorial map
o   show directions of how to go between two places in the school grounds.

Use words to show direction
Use words to show the position of features that you pass on your way to the school gate.


Focus Language task
Analyse
·         Work in Pair to discuss what is a meaning of the word

Add
·         In small group: Look at the pictures of different words related to the topic
·         Whole Class: create the new vocabulary list (10’)
·         Whole class: Read the model sentences (5’)

Apply – Rotate (15’ each) *****

Writing activity:
·         Task 1: Spelling / camera words: copy the new vocabularies into the workbook (depend on their levels)
·         Task 2: Unjumble the model sentences then copy them into a workbook and draw the picture to match its meaning
·         Task 3: Create a new sentence by themselves

Research activity: Research on the internet or newspaper about the significant places

Guide Reading activity: (the phonic or text book) with teacher

Free choice: snap games, whiteboard writing, quietly reading …

Reflection time: 1 good thing that they have learnt + 1 thing they need to improve (5’)


Lesson 3

Reflecting on features of places

Time:
Week 7&8
Teacher role
Show children the video ‘Geography: What is it for?’ www.youtube.com/watch?v=sgGb8BM2TBk
Use responses by the children to generate discussion about:
what they have learned
what geographers do
why caring for places is important.

1.    How do features change with the seasons?

read the story, Ernie Dances to the Didgeridoo that shows how the features of places change in Arnhem Land in the Northern Territory.

2.       How can we care for our school?
show you a video about what geographers do.





Vietnamese phonic Lesson

B: bảo vệ, ba , bà , bố, bạn, bơi, bé, bể , bỏ, bò

T: tại sao, tại vì, to, tô, tờ, tí xíu, té, tê, ta, tủ, từ từ


Spelling list (Textbook)
-               Guided Reading
-               Guided Writing
-               Interactive Writing
-               Independent Writing 


Child role
Children respond to questions and sources to reflect on:
o    how features in the school ground change with the seasons
o    how to care for places
o   why caring  for places is important.




Talk, draw or write about the features in your school grounds that change with the seasons. Use photos and your map to help you.
Describe
Which season brings the change?
(spring, summer, autumn, winter)
What do you see?
What do people do?
What do geographers do?
Who looks after the places in your school grounds? What do they do?
How can you care for the places in your school ground? Give examples.
               

Focus Language task
Analyse
·         Work in Pair to discuss what is a meaning of the word

Add
·         In small group: Look at the pictures of different words related to the topic
·         Whole Class: create the new vocabulary list (10’)
·         Whole class: Read the model sentences (5’)

Apply – Rotate (15’ each) *****

Writing activity:
·         Task 1: Spelling / camera words: copy the new vocabularies into the workbook (depend on their levels)
·         Task 2: Unjumble the model sentences then copy them into a workbook and draw the picture to match its meaning
·         Task 3: Create a new sentence by themselves

Research activity: Research on the internet or newspaper about the significant places

Guide Reading activity: (the phonic or text book) with teacher

Free choice: snap games, whiteboard writing, quietly reading …

Reflection time: 1 good thing that they have learnt + 1 thing they need to improve (5’)


Lesson 4

Review & Assessment


Time:
Week 9&10

Evaluate the information gathered from the assessment to inform teaching and learning strategies. Focus feedback on the child’s personal progress and the next steps in the learning journey.
Offer feedback that:
·   prompts children to observe, identify and describe a range of features of places in field work
·   encourages children to record their observations using picture, words or photographs
·   prompts children to check sufficient detail is provided in their oral and written responses
·   develop language to describe location, direction and features of places
·   review representation of places using pictorial maps, photographs, satellite images, Google maps.
Provide feedback to parents and teachers using:
the task-specific standards for this assessment
pictorial maps and model
Assessment resource: Recording device — communicating.
Child role
Children have to:
o    observing and recording natural, managed and constructed features of places in the school grounds
o    sorting and describing natural, managed and constructed features of places in photographs
o    representing and annotating features of places on a pictorial map
o    using geographical language to describe the location and direction of places
o    reflecting on how features change and how they can be cared for.



Vietnamese Foundation to Year 2 Achievement Standard
By the end of Year 2, students interact with the teacher and peers through action-related talk and play. They introduce themselves
and others, and express thanks, likes and dislikes, needs and wishes, for example, Tôi tên là Lan; Cảm ơn bạn; Tôi thích/ không thích ...;
Tôi muốn ăn cơm; Chúc bạn sinh nhật vui vẻ. They use modelled repetitive language when participating in games and shared activities,
and interact in classroom routines by responding to questions, following instructions and asking for permission, for example, Dạ, em
xong rồi. Các em hãy đọc theo cô. Thưa cô cho em đi uống nước. When interacting, they use the sounds and tones of Vietnamese and
distinguish between questions, such as Ai? Ở đâu? Khi nào? Có ... không? and commands such as Đứng lên. They identify information
and key words, such as names of people, for example, cô An, bạn Hải, places, for example, trường, lớp, or objects, for example, cái bàn,
and convey information about themselves, their family, friends and school using modelled sentences and illustrations. They respond
to imaginative experiences through miming, acting and answering questions, and create and perform simple imaginative texts using
familiar language and non-verbal forms of expression. Students use familiar vocabulary related to their classroom and home
environment. They use simple sentences with appropriate word order to communicate about themselves, for example, Tôi bảy tuổi,
their family and classroom, for example, Đây là gia đình tôi/ lớp tôi. Students translate frequently used words and simple phrases and
create simple bilingual texts for the immediate learning environment. They share how they feel and behave when using Vietnamese
and identify their roles as members of different groups, including the Vietnamese class, family and community.
Students identify the sounds and tones of the Vietnamese language in words and symbols. They identify similarities and differences
between different types of familiar texts. They provide examples of the different titles and greetings that are used to address people in
different situations. Students name some of the many languages used in Australia, describing Vietnamese as one of the major
community languages. They identify how the ways people use language reflects where and how they live and what is important to

Vietnamese outcomes:
1.UL.1:  A student recognises and responds to words, phrases and simple sentences in spoken Vietnamese.
1.UL.2:  A student identifies and responds to features of written Vietnamese.
1.UL.3:  A student uses known words in Vietnamese to interact in everyday activities.
1.UL.4:  A student demonstrates developing writing skills by recognising and copying Vietnamese.
1.MLC.1:  A student recognises the diversity of language systems.
1.MLC.2:  Explore ways in which meaning is conveyed in Vietnamese
1. MBC.1:  Demonstrate awareness of cultural diversity
1. MBC.2:  A student identifies cultural practices in Vietnamese-speaking communities.

Summary Assessment of Learners

Areas:
Working below
Working towards the expected level
Working at the expected level
Working above the expected level